Kỹ thuật ương cá rô phi đơn tính đực từ cá hương lên cá giống
Sau khi ương từ cá bột lên cá hương, tiếp tục ương từ cá hương lên cá giống để tạo đàn cá giống lớn, đều cỡ cho nuôi cá thương phẩm. Có thể ương cá hương lên cá giống ở trong giai hoặc trong ao, nhưng phổ biến nhất là ương cá giống trong ao.
1. CHUẨN BỊ AO ƯƠNG
Ao ương rộng 300 - 1.000 m2, mức nước ổn định là 1 - 1,5 m. Nếu ao cũ phải tát cạn, vét bùn, san lấp hết các hang hốc xung quanh bờ. Tẩy đáy ao bằng vôi bột với liều lượng 7-10 kg/100 m2, sau đó phơi đáy ao từ 3 - 5 ngày. Khi lấy nước phải lọc qua đăng hoặc lưới lọc Nước lấy vào ao có pH từ 6,5 - 8,5, hàm lượng ôxy hòa tan trong nước từ 3 mg/lít trở lên và không bị ô nhiễm.
2. THẢ CÁ VÀ CHĂM SÓC
- Chọn cá đều cỡ, khỏe mạnh và bơi lội nhanh nhẹn, Mật độ thả từ 40 - 50 con/m2.
- Cho cá ăn bằng thức ăn công nghiệp dạng viên mảnh, có hàm lượng đạm 35 - 40% hoặc thức ăn tự phối trộn có thành phần các nguyên liệu và tỷ lệ áp dụng như thức ăn cho cá giai đoạn ương từ cá bột lên cá hương. Lượng cho cá ăn bằng 5% khối lượng cá trong ao, chia đều làm 3 phần và cho cá ăn 3i lần vào 8 giờ, 13 giờ và 16 giờ hàng ngày. Thời gian đầu khi cá còn nhỏ, rải đều thức ăn quanh ao, đến khi cá lớn cho cá ăn trong sàn ăn để tránh thất thoát thức ăn. Có thể bổ sung thức ăn xanh là rau xanh băm nhỏ hoặc bèo.
Thường xuyên theo dõi mức nước ao, phát hiện những chỗ rò rĩ để khắc phục. Diệt trừ địch hại và kiểm tra hoạt động của cá.
3. THU HOẠCH CÁ GIỐNG
Sau khi ương 50 - 60 ngày, khi cá đạt cỡ 4 - 6 g/con sẽ tiến hành thu hoạch.
Thu hoạch cá giống
Để cá gỉống ít bị hao hụt khi thu hoạch, nên áp dụng biện pháp luyện cá giống bằng cách dồn cá vào lướỉ cho cá quen với môi trường chật chội, nước đục. Dùng lưới dệt sợi mềm không gút, mắt lưới nhỏ hơn chiều cao thân cá để cá không bị lọt và không bị mắc vào lưới. Cũng có thể dùng lưới cước mắt nhỏ để may thành lưới kéo. Sau 30 ngày nuôi, mỗi tuần nên kéo cá 1 lần, dồn chật cá lại sau đó lại thả ra. Cá được luyện sẽ không bị sốc khi thu hoạch, không bị yếu hoặc chết khi đánh bắt để vận chuyển đi xa. Trước khi thu hoạch cá giống phải ngừng cho cá ăn 1 ngày
Cá giống
4. VẬN CHUYỂN CÁ GIỐNG
- Trước khi vận chuyển cá đi xa, phải luyện ép cá trong các giai nhỏ hoặc trong bể có nước chảy từ 10 - 12 giờ để cá thải hết phân và các chất thải khác. Có thể áp dụng cách vận chuyện hở nếu vận chuyển gần và cách vận chuyển kín bằng túi ni-lông có bơm ôxỵ nếu phải vận chuyển xa.
Cá giống trước khi xuất bán phải được luyện ép kỹ để chịu được môi trường chật hẹp khi vận chuyển
- Cách vận chuyển kín (trong túi ni-lông có bơm ôxy): Dùng túi có chiều rộng 60 cm, chiều dài 1,2m, cho vào mỗi túi 25 - 30 lít nước. Bên ngoài túi ni-lông là bao dứa để tăng độ chắc chắn của túi khi vận chuyển. Lượng cá đóng vào mỗi túi phụ thuộc vào thời gian vận chuyển.
Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ để vận chuyển như túi ni-lông, bao bì bảo vệ, dây buộc
Mật độ vận chuyển cá giống trong túi ni-lông:
Thời gian vận chuyển (giờ) | Mật độ túi (kg/túi) | Lưu ý |
Ít hơn 4 | 3,0 | |
4 - 6 | 2,5 | |
6 - 8 | 2,0 | Cho thêm nước đá làm mát (20 - 22 độ C) |
Nhiều hơn 8 | 2,0 | Cho thêm nước đá làm mát (20 - 22 độ C). Thay một nửa lượng nước sau 8 giờ vận chuyển, bơm lại oxy |
- Có thể vận chuyển cá bằng xe đạp, xe máy, ô tô, ghe thuyền đưa đến các ao nuôi. Nếu vận chuyển bằng máy bay, phải để cả túi cá trong thùng xốp và dán băng dính chắc chán
Đóng túi cá giống cẩn thận, chắc chắn để vận chuyển xa
* Lưu ý: Nên vận chuyển cá khi trời mát Nếu phải vận chuyển khi trời nắng do đường xa, phải che đậy không để nắng chiếu trực tiếp vào các túi cá, dễ làm cá bị chết nóng. Nếu thời gian vận chuyển kéo dài hơn 8 giờ phải thay một nửa lượng nước trong túi và bơm lại bằng ôxy mới. Khi đến nơi thả cá, không nên xả cá ra ngay mà đưa cả túi cá xuống nước ngâm khoảng 10-15 phút để cân bằng nhiệt độ trong và ngoài túi rồi mới tháo đầu túi đổ cho cá từ từ bơi ra ngoài.
+ Cách vận chuyển hở: Dùng các loại thùng tôn chuyên dụng hoặc thùng phuy sạch thể tích 200 - 300 lít, lấy nước đến 1/2 hoặc 2/3 thùng. Cá đưa vào thùng phải đều cỡ, khỏe mạnh, không bị xây sát. Mật độ cá trong thùng như sau: cá cỡ 3 - 4 g/con: 40 con/lít; cỡ 4 - 6 g/con: 30 - 35 con/lít; cỡ 6 - 10g/con: 20 - 25 con/lít.
+ Trong khi vận chuyển phải sục khí để có đủ ôxy hòa tan cho cá. Chỉ nên vận chuyển hở nếu thời gian vận chuyển ít hơn 4 giờ. Trong quá trình vận chuyển phải thường xuyên tác động vào bao chứa cá để ôxy có thể dễ dàng trộn lẩn vào nước làm cho cá không bị nổi đầu.
Bơm khí oxy
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ