Kỹ thuật ương tôm giống
Hỏi: Kỹ thuật chuẩn bị ao ương tôm?
(Phạm Công Hiếu, xã Bình Nam, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam)
Trả lời:
Thiết kế ao ương: Diện tích ao ương chiếm khoảng 0,5 – 1% diện tích nuôi, thông thường khoảng 50 – 100 m2. Bờ ao cao ít nhất 1 – 1,2 m để duy trì mức nước chứa thường xuyên ít nhất 0,7 – 0,9 m. Đáy ao được dầm nén chắc, phẳng, có góc nghiêng về hướng thoát, đảm bảo làm sao nước được tháo cạn khi cần rút hết (san tôm sau khi ương). Ngoài ra, đáy ao phẳng cũng làm cho việc xi phông loại bỏ chất thải (phân tôm, vỏ tôm, thức ăn dư thừa…) dễ dàng hơn.
Để giữ nước tốt, ương được mật độ cao và thuận tiện cho công tác quản lý, kiểm soát môi trường, dịch bệnh… trong quá trình ương tôm giống nên lựa chọn thiết kế ao ương theo dạng ao nổi, có trải bạt đáy (chất liệu HDPE, các loại bạt nhựa tốt…). Tùy điều kiện, ao ương cũng có thể làm bằng ao đất nhưng phải đảm bảo các yêu cầu như trên.
Các dụng cụ, thiết bị hỗ trợ: Ao ương cần được che lưới lan nhằm hạn chế tối đa tia bức xạ ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, làm cho nhiệt độ nước tăng lên dễ làm tôm bị “sốc”, ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm (giảm ăn, sức đề kháng yếu, tác nhân gây bệnh tấn công…). Ngoài ra, cần trang bị hệ thống sục khí hoặc quạt nước đều khắp mặt ao suốt thời gian ương, mục đích chính là cung cấp đủ hàm lượng ôxy hòa tan cho tôm phát triển.
Hỏi: Biện pháp quản lý môi trường ao tôm?
(Nguyễn Thị Năm, xã Đông Thạnh, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang)
Trả lời:
Trong quá trình ương, cần thực hiện kiểm tra và đo định kỳ các yếu tố môi trường như: nhiệt độ, pH, ôxy hòa tan (2 lần/ngày); độ kiềm, NO2,Nh3/Nh4 (3 ngày/lần)… Khi chỉ số đo đạc (test nhanh) ngoài ngưỡng cho phép cần xác định nguyên nhân và kịp thời xử lý hiệu quả.
Hàng ngày tiến hành xi phông loại bỏ chất thải lắng đọng dưới đáy ao (phân tôm, vỏ tôm, thức ăn dư thừa…). Chất thải cần được tập trung vào hố chứa, xử lý an toàn, không đưa trực tiếp ra môi trường xung quanh.
Thường xuyên (khoảng 3 – 5 ngày/lần) bổ sung Dolomite, Bicarbonate và chất khoáng (Ca, Mg, P, K,…) để duy trì độ kiềm tốt (80 – 120 mg/lít), giúp tôm lột xác đồng đều và tôm nhanh cứng vỏ.
Định kỳ 5 – 7 ngày, sử dụng men vi sinh (các chủng Bacillus sp, Lactobacillus sp, Nitrosomonas sp, Nitrobacteria sp.,…) cùng với mật rỉ đường tạt vào thời điểm 8 – 10 giờ sáng để phân hủy chất hữu cơ lắng tụ đáy ao, giải phóng khí độc (NH3, H2S) S) và duy trì ổn định chất lượng nước trong ao ương.
Quá trình ương có thể cấp nước bổ sung hoặc thay nước (10 – 15% lượng nước trong ao) tùy theo diễn biến chất lượng nước trong ao. Lưu ý, nước thay phải được xử lý sát trùng, điều chỉnh pH, độ kiềm… thích hợp tại ao sẵn sàng trước khi đưa vào ao ương.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ