Làm gì để giúp bà con thoát nỗi ám ảnh được mùa mất giá?
Chuyện nông sản được mùa, rớt giá và được giá, mất mùa lâu nay đã là chuyện “biết rồi, khổ lắm nói mãi”, khiến bà con nông dân quanh năm chìm trong thua lỗ, vất vả và nghèo đói.
Còn nhớ, năm 2014 bắt đầu có các “chiến dịch giải cứu” khoai tây, cà chua Đà Lạt, từ đó đến nay đã có rất nhiều lời kêu gọi giải cứu hành tím, khoai lang, dưa hấu… hỗ trợ bà con nông dân. Áp lực đè lên đôi vai người nông dân được giảm nhẹ, điều đó cho thấy năng lực tiêu thụ trong nước rất dồi dào.
Vậy tại sao chúng ta không khơi dậy, hay khai thác tinh thần ủng hộ nông sản Việt một cách thường xuyên, bền vững, để giúp bà con thoát nỗi ám ảnh được mùa mất giá?
Có nghịch lý là nông dân bán nông sản với giá rẻ như cho, nhưng khi vào siêu thị, giá vẫn rất cao. Như lợn hơi có thời điểm tụt xuống 27.000 – 28.000 đồng/kg, song người đi chợ vẫn phải mua thịt 80.000 – 100.000 đồng/kg... Nguyên nhân của bất cập đó, theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long là xuất phát từ những yếu kém trong khâu tổ chức, phân phối hàng nông sản. Thực tế là nông sản từ ruộng tới chợ hoặc siêu thị hiện phải qua quá nhiều kênh trung gian, người dân luôn bị ép giá ở mức thấp nhất, lợi ích thuộc về nhà buôn, thương lái.
Chương trình liên kết “4 nhà” đã được các cơ quan chức năng kêu gọi từ lâu, nhưng xem ra đến nay vẫn chưa có hiệu quả. Bên cạnh những cuộc “giải cứu nông sản” thành công ngoài sự mong đợi thì theo các chuyên gia, nó thể hiện một nên nông nghiệp bế tắc, manh mún.
Nhà nước mà cụ thể là một số bộ, ngành hầu như đã để mặc cho nhà nông muốn trồng gì thì trồng, miễn họ không dùng đất đó để làm việc khác như xây nhà, xây xưởng. Đáng tiếc hơn nữa khi sau những lần được giải cứu thành công, dường như các cấp quản lý vẫn chưa có chiến lược đủ mạnh để tổ chức lại sản xuất và tiêu thụ nông dân.
Về phía nhà nông, hầu hết vẫn giữ tư duy lạc hậu khi nuôi trồng theo kinh nghiệm và cảm tính, theo phong trào. Các doanh nghiệp thì đa phần chỉ lo thu gom nguyên liệu khi vào mùa vụ và tính toán giá xuất khẩu sao cho có lợi nhuận, ít quan tâm đến việc xây dựng vùng nguyên liệu và đảm bảo lợi ích của người nông dân. Tại sao doanh nghiệp lại không sang tận Trung Quốc, nắm được nhu cầu trực tiếp của thị trường rồi quay trở lại cùng nhà nông tổ chức trồng cho hiệu quả?
Chuyên gia Nguyễn Lân Hùng cho rằng nông dân đang thiếu người hướng dẫn, định hướng sản xuất. Vai trò đào tạo, hướng dẫn nông dân không ai làm tốt hơn doanh nghiệp. Vì vậy 2 nhà này cần liên kết chặt chẽ với nhau!
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ