Tin nông nghiệp Lão nông người Nùng chinh phục vùng đất bazan

Lão nông người Nùng chinh phục vùng đất bazan

Tác giả Xuân Nông, ngày đăng 19/08/2016

Bén duyên với vùng đất đỏ bazan

Ông Sềnh kể, thời điểm cuối những năm 1970 cho đến những năm 1990, ông mang nhiệt huyết của tuổi thanh xuân từ một tỉnh miền núi phía Bắc vào lập nghiệp tại Mỹ Sơn –vùng hạ du của Thủy điện Đa Nhim.

Tại đây, ông lập gia đình và bắt tay cải tạo đất trồng trọt, chăn nuôi dê, cừu, bò.

“Những năm đầu lập nghiệp, đời sống rất vất vả, khó khăn.

Kinh tế thị trường chưa phát triển, đổi mới trong sản xuất nông nghiệp còn chậm.

Như nhiều hộ dân trên vùng đất mới, gia đình tôi cũng chủ yếu sản xuất tự cấp, tự túc…” - ông Sềnh nhớ lại.

Không chỉ sản xuất, kinh doanh giỏi, ông Sềnh còn là hội viên nòng cốt tích cực cùng Hội ND tuyên truyền, hướng dẫn hội viên, nông dân xây dựng các mô hình sản xuất hiệu quả.

Ông cũng là người có nhiều đóng góp tiền của cho các chương trình từ thiện, nhân đạo, ủng hộ xây dựng quỹ Hội ND…”.

Ông Phan Văn Hội - Chủ tịch Hội ND xã Mỹ Sơn

Cho tới năm 1982, ông Sềnh bắt đầu tiếp cận với tư duy sản xuất nông nghiệp hàng hóa với việc dồn tiền mua lại 30 con cừu của người dân.

Ông chăm chỉ học kinh nghiệm nuôi cừu của người bản địa, tham gia các buổi tập huấn kỹ thuật về chăn nuôi do địa phương tổ chức.

Đàn cừu của gia đình ông Sềnh ngày một tăng về số lượng.

Cho đến những năm 2000, ông Sềnh đã là hộ nông dân duy nhất của xã Mỹ Sơn có đàn cừu lên đến 600 con.

Số tiền bán cừu giống, cừu thịt, lông cừu, ông dồn hết cho việc tích tụ đất đai, phát triển thêm mô hình trồng cỏ, trồng cây ăn quả, trồng cây trôm, gỗ sưa.

Hiện, diện tích đất vườn của gia đình ông Sềnh đã lên tới hơn 20ha với 8.000 cây trôm lấy mủ; 3.000 cây gỗ sưa, 3ha đu đủ và hàng ngàn cây xoài, mít, ổi… Doanh thu từ chăn nuôi, trồng trọt của gia đình tăng lên khi ông Sềnh bỏ ra hơn 100 triệu đồng đầu tư hệ thống tưới tiết kiệm.

Mô hình trang trại tổng hợp của ông Sềnh không chỉ mang lại nguồn lãi ròng 1,5 tỷ đồng mỗi năm mà còn tạo việc làm thường xuyên với thu nhập ổn định cho 8 lao động…

Về cây trôm, ông Sềnh tâm đắc kể: “Năm 2008, tôi được dự lớp tập huấn về chuyển đổi cây trồng, trong đó có cây mủ trôm là giống cây trồng mới.

Sau tập huấn, tôi bắt tay vào cải tạo đất, đặt cây giống và trồng 8.000 cây trôm.

Cây trôm đã cho thu hoạch mủ hơn 3 năm nay.

Bình quân ngày tôi thu từ 30-50kg mủ trôm, với giá bán ổn định 30.000-40.000 đồng/kg… Cùng với nguồn thu từ các cây trồng, vật nuôi khác đã giúp gia đình tôi có tích lũy và dần dần đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại phục vụ sản xuất…”.

Giúp bà con cùng thoát nghèo

Từ khi mô hình trồng trọt, chăn nuôi khẳng định được tính hiệu quả kinh tế, ông Sềnh đã tích cực cùng Hội ND xã Mỹ Sơn tuyên truyền, vận động các hộ nông dân khác làm trang trại, trồng cây trôm và các cây trồng có giá trị khác.

Đối tượng được ông Sềnh quan tâm, hỗ trợ sát sao, cầm tay chỉ việc là những hộ đồng bào dân tộc thiểu số Raglai, trong đó có 2 hộ với 8 lao động trực tiếp làm việc trong trang trại với mức lương từ 3-4 triệu đồng/người/tháng.

Theo ông Phan Văn Hội-Chủ tịch Hội ND xã Mỹ Sơn, trong sản xuất, ông Sằn Ỳ Sềnh luôn có ý tưởng, kế hoạch chủ động ứng phó với thời tiết khắc nghiệt, nắng hạn nhiều ở Ninh Thuận.

Ông là 1 trong những hộ đầu tiên hưởng ứng việc đầu tư xây dựng hệ thống tưới tiết kiệm do Hội ND chủ trì vận động.

Chính vì vậy, ở trang trại của ông nguồn thức ăn xanh như cỏ, rau cho đàn gia súc luôn dồi dào vào mùa mưa và tích trữ được thức ăn dự trữ cho mùa khô.


Có thể bạn quan tâm

thay-lua-bang-mau-cho-loi-nhuan-cao Thay lúa bằng màu cho… thanh-qua-tu-su-dong-thuan Thành quả từ sự đồng…