Máy thu hoạch bắp liên hợp PT-B1.7
Cơ sở cơ khí Phan Tấn, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp đã nghiên cứu, sản xuất thành công máy thu hoạch bắp (PT-B1.7). Máy có thể thu hoạch bắp theo hàng hoặc vuông góc với hàng bắp.
Theo KS. Phan Tấn Bện, giám đốc Công ty Phan Tấn, máy được thiết kế trên cơ sở ứng dụng nguyên lý của máy gặt đập liên hợp hiện có. Do đó ngoài thu hoạch bắp, máy còn được sử dụng để thu hoạch lúa khi thay đổi phần đầu máy (cụm vơ cắt chuyển). Việc chuyển đổi chức năng thu hoạch lúa và thu hoạch bắp của máy thực hiện khá đơn giản, chỉ cần 3 người thợ trong thời gian 2 giờ. Điều này giúp các chủ đầu tư chỉ cần trang bị một máy là có thể thu hoạch được cả lúa và bắp, tăng thời gian sử dụng máy, rút ngắn thời gian thu hồi vốn. Nông dân trồng bắp cũng dễ dàng tiếp cận được dịch vụ thu hoạch thuê, giảm phụ thuộc công lao động, đáp ứng được mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp. Chi phí trang bị thêm bộ phận chuyển đổi khi cần thu hoạch (cả bắp và lúa) chỉ tốn từ 40 đến 45 triệu đồng.
Ngoài ra, máy cũng sử dụng như một máy tách hạt cố định với bắp trái mà
không cần lột vỏ, năng suất rất cao từ 5 đến 6 tấn hạt/giờ mà vẫn đảm bảo chất lượng hạt về độ sạch, độ bể hạt, độ sót theo rơm.
Kết quả thử nghiệm tại An Giang và Đồng Tháp cho thấy, máy làm việc ổn định, năng suất từ 0,15 - 0,35 ha/giờ, tùy thuộc tình trạng ruộng bắp thu hoạch, độ vỡ hạt dưới 3%, độ sót hạt theo rơm dưới 2% và độ sạch hạt trên 95%. Giảm được 12 công lao động/ ha so với thu hoạch truyền thống. Giảm chi phí khoảng 1 triệu đồng/ha.
Giá thành một máy thu hoạch bắp mới khoảng 320 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ