Cá rô phi Một số đặc điểm sinh học cá rô phi

Một số đặc điểm sinh học cá rô phi

Tác giả TS.Lê Quang Khôi, ngày đăng 08/12/2016

1. NGUỒN GỐC VÀ PHÂN BỐ

Cá rô phi có nguồn gốc nhiệt đới. Đến nay đã biết được có khoảng gần 100 loài cá rô phi, trong đó khoảng 10 loài có giá trị kinh tế. Một vài loài cá rô phi có những đặc điểm nổi trội như cá rô phi vằn, cá rô phi đỏ (cá điêu hồng), cá rô phi đơn tính,.., hiện được nuôi rộng rãi ờ nước ta để làm thực phẩm cho nhân dân và cung cấp nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu.

2. ĐẶC ĐIỂM HỈNH THÁI

• Cá rô phi đen: Toàn thân phủ vảy, vảy ở phần lưng có màu xám tro đậm hoặc xanh đến hơi nhạt. Phần bụng có màu trắng xám Cá rô phi đen hoặc xám ngà

Cá rô phi đen

• Cá rô phi vằn: Toàn thân phủ vảy, vảy ở phần lưng có màu sáng vàng nhạt hoặc xám nhạt, phần bụng có màu trắng ngà hoặc màu xanh nhạt. Trên thân có từ 7 - 9 vạch sắc tố chạy từ phía lưng xuống bụng. Các vạch đậm dọc theo vây đuôi ở từ phía lưng xuống bụng rất rõ. Khi thành thục sinh dục, vây của cá đực có màu hồng nhạt, rõ nhất là vây ngực và vây đuôi

Cá rô phi vằn

• Cá rô phi đỏ (Cá điêu hồng): Vảy trên thân cá có màu vàng đậm hoặc vàng nhạt hoặc đỏ hồng. Cũng có thể gặp những cá thể có màu vàng, màu hồng xen lẫn những đám vảy màu sẫm. Hai bên cơ thể có những chấm màu sẫm gần như đối xứng nhau.

Cá rô phi đỏ

3. TẬP TÍNH SỐNG

Cá rô phi sinh trưởng và phát triển trong nước ngọt, nước lợ và có thể sống trong nước biển có độ mặn 25%o, phát triển tốt nhất ờ độ mặn dướỉ 5%o. Cá sống ở tầng nước dưới và đáy, có thể chịu đựng được ở vùng nước có hàm lượng ôxy hòa tan thấp 1 mg/lít và ngưỡng gây chết cho cá khoảng 0,3 - 0,1 mg/lít.

- Giới hạn pH từ 5 -10, thích hợp nhất là 6,5 - 8,5. Khả năng chịu được khí NH3 tới 2,4 mg/lít. Nhiệt độ nước thích hợp nhất để cá sinh trường là 25 - 32°C, dưới 18°C cá sinh trưởng kém và dễ bị nhiễm bệnh; dưới 11°c kéo dài vài ngày cá sẽ bị chết rét.

4. THỨC ĂN

Cá rô phi là loài ăn tạp

Cá rô phi là loài ăn tạp nghiêng về thực vật; chủ yếu là tảo, thực vật bậc cao và mùn bã hữu cơ, Chúng còn ăn động vật phù du, ấuu trùng côn trừng, một số loài động vật sống ở nước và các loại thức ăn bổ sung như cám gạo, bột ngô, bánh khô dầu, các phế phụ phẩm khác và thức ăn viên tự chế biến. Tuy nhiên ở từng giai đoạn phát triển, chúng ăn thức ăn khác nhau:

- Từ cá bột đến cá hương, chủ yếu ăn sinh vật phù du.

- Từ cá hương đến cá trưởng thành, chủ yếu ăn mùn bã hữu cơ và thực vật phù du.

- Cá trưởng thành ăn mùn bã hữu cơ và rong tảo lắng ở đáy ao, ấu trùng côn trùng, thực vật thủy sinh, Trong tự nhiên, chúng thường ăn ở tầng đáy có độ sâu 1 - 2 m nước,

Thành phần thức ăn đáp ứng nhu cầu phát triển của cá rô phi như sau: Hàm lượng đạm 20 - 35%, tinh bột dưới 40% canxi 1,5 - 2%, phốt-pho 1 -1,5%, kali, natri.

Thức ăn tự nhiên củo cá rô phi là động vật phù du, thực vật phù du, động vật đáy

5. SINH TRƯỞNG

'Cá rô phi lớn nhanh, tuy nhiên tốcđộỉớn phụ thuộcvàoloài cá, mật độ nuôi, thức ăn, nhiệt độ môỉ trường và kỹ thuật nuôi. Nuôi cá thương phẩm sau 5 - 6 tháng cá có thể đạt trung bình 400 - 500 g/con, sau 7 - 8 tháng đạt 600 - 700 g/con.

- Trong các dòng cá rô phi nuôi phổ biến hiện nay, dòng GIFT có tốc độ lớn nhanh hơn dòng Thái và dòng Đài Loan.

6. SINH SẢN

Đặc điểm phân biệt cá rô phi đực - cái dựa trên hình thái ngoài và lỗ huyệt:

Đặc điểm Cá đực Cá cái
Đầu To và nhô cao Nhỏ, hàm dưới trễ do ngậm trứng và cá con
Màu sắc Vây lưng và nẩy đuôi sặc sỡ, có màu hồng hoặc đỏ Màu nhạt hơn
Huyệt Có 2 lỗ: lỗ niệu sinh dục và lỗ hậu môn Có 3 lỗ: lỗ niệu, lỗ sinh dục và lỗ hậu môn
Hình dạng Đầu thoát lỗ niệu sinh dục dạng lồi, hình nón dài và nhọn Dạng tròn, hơi lồi và không nhọn như ở con đực

- Cá rô phi vằn thành thục sinh dục lần đầu tiên trong ao sau 4 -5 tháng tuổi và trọng lượng cá cái trung bình 100 -150 g/con. Cũng có khi cá thành thục ở trọng lượng 40 - 50 g/con. Kích thước thành thục của cá phụ thuộc điều kiện chăm sóc, nhiệt độ và độ tuổi. Khi nuôi có cho ăn thức ăn công nghiệp, cá cái đẻ lần đầu khi trọng lượng đạt trên 200 g.

- Cá rô phi đẻ nhiều lần trong năm. Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, khi nhiệt độ xuống thấp ở các tinh phía Bẳc, cá ngừng đẻ. Tùy theo cỡ và tuổi cá mẹ, số lượng trứng mỗi lần đẻ khác nhau, thông thường mỗi lần đẻ từ vài trăm đến khoảng 2.000 trứng.

- Vào mùa đẻ, cá đực làm tổ cho cá cái đẻ. Tổ đẻ thường là hố hình lòng chảo, đường kính 30 - 40 cm, sâu 7 -10 cm, được đào xung quanh bờ ao nơi có nền đáy cứng và mức nước sâu 0,5 - 0,6 m.

- Cá cái đẻ trứng vào tổ, cá đực tiết sẹ thụ tinh cho trứng. Cá cái ngậm trứng đã thụ tinh và ấp trong miệng, ở nhiệt độ 28°C, thời gian ấp trứng khoảng 4 ngày; ở nhiệt độ 30°C, thời gian ấp khoảng 2 - 3 ngày. Sau khi cá con tiêu hết noãn hoàng, chúng bơi ra khỏỉ miệng cá mẹ. Khi giải phóng hết cá con, cá mẹ tiếp tục đi kiếm ăn và chuẩn bị tham gia vào lứa đẻ mới. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ từ 3 - 4 tuần. Cá bột khi còn nhỏ thường bơi thành đàn xung quanh ao nên dễ nhìn thấy vào lúc sáng sớm. Do cá đẻ dày nên khó kiểm soát được mật độ, cỡ cá nuôi trong ao và cỡ cá thu hoạch. Cũng do cá cái ấp trứng và nuôi con trong miệng phải nhịn ăn nên chúng thường lớn chậm hơn cá đực nuôi trong ao.

Nuôi cá rô phi đơn tính đực sẽ kiểm soát được mật độ cá thả, chủ động được cỡ cá thu hoạch theo yêu cầu và giá cả thị trường, nhờ đó hiệu quà kinh tế đạt cao hơn.

Cá rô phi ấp trứng trong miệng

Ao nuôi cá rô phi đơn tính đực trong ao


Có thể bạn quan tâm

ky-thuat-nuoi-ca-ro-phi-qua-dong Kỹ thuật nuôi cá rô… ky-thuat-nuoi-ca-ro-phi-don-tinh-duc-trong-ao Kỹ thuật nuôi cá rô…