Tôm thẻ chân trắng Ngăn ngừa hội chứng chết đỏ ở tôm thẻ chân trắng

Ngăn ngừa hội chứng chết đỏ ở tôm thẻ chân trắng

Ngày đăng 20/07/2015

Tác nhân gây bệnh

Tác nhân chính gây bệnh gây hội chứng chết đỏ ở TTCT nuôi thương phẩm là WSSV (White spot syndrome virus) cùng với các tác nhân gây bội nhiễm là các loài vi khuẩn Stapphylococus spl, Vibrio vulnificus, V.anginolyticus. Virus WSSV có độc lực cực mạnh tấn công trên nhiều mô tế bào. Virus này gây chết trong mọi giai đoạn phát triển của tôm, từ giai đoạn ấu trùng đến giai đoạn tôm thương phẩm.

Dấu hiệu bệnh lý

Tôm bị hội chứng đỏ thân có biểu hiện bên ngoài rất rõ. Tôm ăn yếu, tấp bờ, cơ thể tôm bệnh chuyển sang màu hồng hoặc đỏ bầm. Có các đốm trắng với đường kính 0,5 – 2 mm. Khi giải phẫu thấy gan tụy một số con có màu trắng xám. Khi nhiễm bệnh tôm chết rải rác hoặc hàng loạt. Thậm chí có thể chết 100% sau 4 – 8 ngày cảm nhiễm bệnh. Đây được coi là bệnh tối nghiêm trọng trong ngành nuôi tôm.

Phân bố và lan truyền

Bệnh phát triển mạnh hơn trong khi nhiệt độ xuống thấp, do tác nhân gây bệnh bao gồm cả virus và vi khuẩn; vì vậy tốc độ lây lan và bùng phát rất nhanh. Virus WSSV có thể lây truyền theo chiều dọc và ngang. Khi tôm bố mẹ nhiễm virus WSSV thì sẽ truyền bệnh cho tôm giống trong điều kiện bội nhiễm vi khuẩn sẽ gây bệnh chết đỏ rất nhanh. Các vi khuẩn Stapphylococus spl, Vibrio vulnificus, V.anginolyticus có thể lây rất nhanh theo chiều ngang trong môi trường nước, lây từ con mang mầm bệnh sang con khỏe do tôm có tập tính ăn thịt nhau.

Khi TTCT bị nhiễm virus WSSV, trong điều kiện môi trường có nhiều vi khuẩn gây bệnh, tôm nhanh chóng bị bội nhiễm, bùng phát hội chứng chết đỏ. Hội chứng chết đỏ ở TTCT thường bùng phát khi môi trường ao nuôi bị ô nhiễm đặc biệt là mùa đông, kể cả trên những đàn tôm giống đã được chứng nhận sạch bệnh.

Biện pháp ngăn ngừa

Hiện tại hội chứng chết đỏ thân mới chỉ áp dụng các phương pháp phòng bệnh, chưa có liệu pháp trị bệnh. Để phòng được hội chứng chết đỏ ở TTCT cần phải chú ý hai yếu tố quan trọng nhất là phải chọn con giống sạch bệnh và hạn chế nuôi TTCT trong điều kiện nhiệt độ thấp.

Sử dụng phương pháp PCR để loại bỏ các con giống bị nhiễm virus WSSV. Chọn mùa vụ nuôi thích hợp. Nếu nuôi TTCT vụ đông xuân thì phải chủ động phương pháp điều chỉnh nhiệt độ trong môi trường nuôi như phương pháp nuôi tôm trong nhà bạt.

Ngoài ra còn phải áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp cho tôm, tăng cường sức đề kháng tự nhiên cho tôm, giảm sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh trong nước, tránh hiện tượng bội nhiễm trên tôm nuôi.

Cần có biện pháp cải tạo ao nghiêm ngặt, đánh Chlorine cho ao để diệt sạch giáp xác hoang dã, động vật đáy có thể mang mầm bệnh. Ổn định môi trường nuôi bằng cách đánh vi sinh định kỳ thậm chí đánh hằng ngày với liều lượng thấp.

Sát trùng ao nuôi bằng Chlorine để tiêu diệt giáp xác và các mầm bệnh virus, vi khuẩn trong môi trường ao nuôi trước khi đưa tôm vào nuôi. Làm lưới chắn cẩn thận để kiểm soát địch hại mang mầm bệnh từ bên ngoài vào môi trường nuôi.

Các vi khuẩn Stapphylococus spl, Vibrio vulnificus, V.anginolyticus tuy không phải tác nhân chính của bệnh nhưng khi bội nhiễm cùng WSSV đã làm tăng tính chất dữ dội của bệnh, làm tôm chết sớm và nhanh hơn.

Tags: hoi chung tom chet do, nuoi tom the chan trang, ky thuat nuoi tom the, nuoi trong thuy san


Có thể bạn quan tâm

luu-y-truoc-vu-nuoi-tom Lưu ý trước vụ nuôi… uu-va-nhuoc-diem-cua-viec-su-dung-sang-an-trong-nuoi-tom Ưu và nhược điểm của…