Ngôi làng có gần 30% hộ dân thường xuyên đi thuê ruộng canh tác
Trong khi nhiều địa phương nông dân đang có xu hướng bỏ ruộng thì các nhà nông làng Thiết Trụ, xã Bình Minh, huyện Khoái Châu, Hưng Yên lại đi thuê ruộng để canh tác ở các tỉnh khác.
Thâm canh cà rốt
Làng Thiết Trụ, xã Bình Minh nằm ven đê sông Hồng, nhưng đất chật người đông. Tại thời điểm, cả làng có gần 1.000 hộ dân nhưng chỉ có già 100ha đất canh tác. Bình quân mỗi nhân khẩu chưa đầy 240m2 đất trồng trọt để mưu sinh. Nếu so với thời điểm nhà nước giao đất 03 năm 1993, thì hiện nay làng Thiết Trụ có khá nhiều hộ nông dân và nhân khẩu không có ruộng canh tác. Đây cũng là thực trạng chung của nhiều nhà nông nước ta.
Tuy nhiên, tốc độ phát triển kinh tế nông nghiệp trong năm 2016 của làng Thiết Trụ vẫn đạt 4,5%, thu nhập bình quân đầu người trên 50 triệu đồng/năm. Trong đó, hơn 80% số hộ gia đình đã xây được nhà ở hiện đại kiên cố. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới còn dưới 1,5%. Toàn bộ đường làng ngõ xóm đều được bê tông hoá, bảo đảm các phương tiện cơ giới dưới 5 tấn ra vào làng thuận tiện. Các hoạt động giao thương trong làng luôn sầm uất suốt ngày đêm..
Có được đời sống dân sinh cao như vậy, chủ yếu là do các hộ dân ở làng Thiết Trụ có nguồn thu cao ổn định từ canh tác trên các chân ruộng thuê ngoài tỉnh. Ông Nguyễn Văn Phúc, Trưởng làng Thiết Trụ cho biết: Địa phương có nghề truyền thống chế biến thuốc Nam, thuốc Bắc và sấy chế biến nhiều loại mứt hoa quả, có thể tạo việc làm thường xuyên cho nhiều lao động nông nhàn, với ngày công 300 - 400 nghìn đồng/người/ngày. Nhưng các nhà nông trong làng lại rất coi trọng nghề làm ruộng. Bên cạnh việc đầu tư thâm canh cao trên các chân ruộng được nhà nước giao khoán tại làng quê. Các nhà nông nơi đây còn đi thuê đất canh tác ở tỉnh ngoài để trồng trọt làm giàu.
Hiện, cả làng có gần 300 hộ dân thường xuyên ra ngoại tỉnh thuê ruộng. Trung bình mỗi gia đình thuê khoảng 0,5ha, chủ yếu là các chân đất bãi ven sông tại các tỉnh, thành phố Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Thái bình, Hà Nam... Gieo trồng đủ các loại rau màu, cây dược liệu và cây ăn quả, tuỳ theo tình hình thổ nhưỡng, thuỷ văn và khả năng tiêu thụ từng loại nông sản để họ quyết định cơ cấu cây trồng hợp lý. Sau canh tác 1 năm, mỗi hộ dân đi thuê ruộng ngoại tỉnh, có thể mang về 300 - 400 triệu đồng, đã trừ mọi chi phí đầu tư. Ngoài lợi nhuận mang về, các hộ dân thuê ruộng còn tạo được nhiều việc làm và thu nhập cho người dân các địa phương nơi họ đến.
Ông Nguyễn Văn Tý (chủ một hộ dân lở àng Thiết Trụ) cho hay, vợ chồng ông thường xuyên thuê 0,7ha đất bãi sông Hồng của huyện Mê Linh, Hà Nội, chỉ giâm trồng cành quất chiết, sau 1 năm bán lại cho các gia đình trồng làm quất cảnh, cũng được 30 - 40 triệu đồng/1 sào, thu nhập cao mà công lao động lại giản đơn. Nếu trồng các cây rau ngắn ngày, quay vòng nhiều lứa, bán ngay tại các chợ Hà Nội, thu nhập có thể đạt 70 - 80 triệu đồng/sào.
Ông Tý còn bật mí, trồng rau màu trên các khu bãi bồi ven sông, đất phù sa tốt, tưới trực tiếp bằng nước sông giàu phù sa tươi mát, cây trồng phát triển rất nhanh, ít sâu bệnh, ít tốn phân bón, lợi nhuận đạt được rất cao.
Ruộng cà rốt xen su su
Nhờ canh tác thu được lợi nhuận cao, ông Tý đã đầu tư mua máy phát điện bơm nước tưới cây và thắp sáng sinh hoạt hàng ngày, đồng thời thuê mướn thêm 1 số lao động tại chỗ, giúp chăm sóc, thu hoạch rau màu kịp thời vụ, để vợ con về quê chăm lo mái ấm gia đình.
Không chỉ thuần tuý bóc lột độ phì nhiêu của đất, các nhà nông làng Thiết Trụ còn rất quan tâm cải tạo nâng cao độ màu mỡ đất bằng cách, tăng cường bón phân hữu cơ, trồng xen canh các cây họ đậu, mua đất phù sa sông bồi dục cho đồng ruộng...
Theo ông Hoàng Văn Ban (chủ một hộ dân ở làng Thiết Trụ), cứ 1 - 2 năm gia đình ông lại đầu tư 2 - 3 triệu đồng mua đất phù sa bón cho đất canh tác, thì sâu bệnh hại cây trồng giảm hẳn, năng suất cao, đỡ phân bón, chất lượng rau quả ngon hơn, bán được giá cao hơn đáng kể, nguồn thu tăng thêm có thể gấp 7 - 10 lần so với số tiền bỏ ra mua đất phù sa cải tạo cho ruộng. Điều này đặc biệt có ý nghĩa, khi thâm canh cao các loại rau ăn lá, ăn củ và những cây trồng mẫn cảm với bệnh do virus gây hại như, đu đủ, chuối tây, chuối tiêu hồng...
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ