Người nuôi tôm công nghiệp lao đao vì tôm chết
Vụ thứ 2, ban đầu tôm phát triển bình thường nhưng được khoảng 70 ngày tuổi thì tôm bỏ ăn. Dù đã cố gắng tham khảo ý kiến của những người đi trước để cứu lấy con tôm nhưng 8 ao tôm của ông Lâm cũng không qua khỏi. Những toan tính, dự định của ông chỉ trong phút chốc sụp đổ hoàn toàn, ông Lâm buồn bã: “Với số vốn sau bao năm làm ăn, tích luỹ được gần 1 tỷ đồng, tôi xuống đây thuê đất nuôi tôm. Với ước muốn làm giàu từ con tôm nên tôi không ngần ngại đầu tư, một phần vì nghe người ta nói ở xứ Rạch Gốc này nuôi công nghiệp trúng dữ lắm. Tất cả vốn liếng giờ đã hết sạch, chi phí từ việc thuê xáng cuốc 8 hầm tôm, đầu tư máy móc, trang thiết bị cần thiết... bây giờ thì trắng tay rồi, tôi nợ người ta gần 500 triệu đồng”.
Ðồng cảnh ngộ với ông Lâm, ao tôm của anh Lâm Hoàng Ðính, ngụ xã Tân Ân cũng gặp tình trạng tương tự. Tôm nuôi khoảng 60 ngày tuổi đang trong giai đoạn lớn nhanh, nhưng anh Ðính phải lên vội vì tôm chết hàng loạt. Anh Ðính thổ lộ: “Do chủ quan nên tôi không cải tạo ao đầm theo đúng quy trình kỹ thuật, giờ hối hận cũng đã muộn. Ao tôm thả nuôi mấy trăm ngàn con giờ lên không được 300kg, rồi đây không biết tiền đâu trả nợ thức ăn cho cửa hàng”.
Anh Trần Văn Của, người có kinh nghiệm nuôi tôm công nghiệp ở xã Tam Giang Tây, bộc bạch: “Là người nuôi tôm công nghiệp nhiều năm tôi nhận thấy, làm giàu từ tôm công nghiệp không phải là chuyện dễ. Với tâm lý thắng trận đầu thì nghĩ rằng đất tốt, sẽ thắng tiếp vụ thứ hai, thứ ba, nhưng ít ai nghĩ rằng, đất dù có màu mỡ nhưng nếu không được cải tạo đúng quy trình kỹ thuật sẽ trở nên bạc màu, từ đó dẫn đến dịch bệnh thường xuyên xảy ra trên tôm nuôi công nghiệp”.
Phong trào nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn huyện Ngọc Hiển thời gian qua phát triển rất mạnh, chủ yếu là tự phát. Nhiều hộ từ địa phương khác đến thuê đất, ủi đầm để nuôi tôm, được mùa thì ít nhưng mất mùa, trắng tay, kéo theo nợ nần rất nhiều. Nhìn cảnh nửa đêm phải vội vã lên tôm vì bị dịch bệnh của gia đình ông Lê Hoàng Khang, ngụ xã Tân Ân Tây khiến những người có ý định nuôi tôm phải lắc đầu ngao ngán. Ông Khang cho biết: “Người ta nuôi tôm trúng thấy ham nên gia đình cũng bắt chước nuôi theo. Một, hai vụ đầu còn được, sau đó thường mất mùa. Sau lần này chắc tôi khôi phục lại đất để nuôi tôm thiên nhiên, không mạo hiểm nữa”.
Kỹ sư Nguyễn Thanh Tuấn, cán bộ Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Ngọc Hiển, cho biết: “Những bệnh thường gặp ở tôm nuôi như: gan tuỵ, đốm trắng, phân trắng... Ðể ngăn ngừa dịch bệnh xảy ra trên ao nuôi, người nuôi tôm công nghiệp cần thường xuyên tiêu độc, khử trùng ao. Bên cạnh đó, bà con nên thả nuôi với mật độ vừa phải để tôm có môi trường sống lành mạnh, thuận lợi cho phát triển. Thường xuyên cải tạo ao đầm, phơi đầm để đất có thời gian nghỉ ngơi nhằm lấy lại độ phì nhiêu, màu mỡ và tránh những mầm bệnh trong thời gian thả nuôi”.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ