Tin thủy sản Người từ chối bán 50.000 cá sấu cho Trung Quốc

Người từ chối bán 50.000 cá sấu cho Trung Quốc

Tác giả Trọng Đạt, ngày đăng 19/02/2016

Chúng tôi tới thăm “vua cá sấu” đất Bắc vào một ngày đầu xuân. Khác với cảnh tất bật như những nông dân bình thường, anh Trần Ngọc Hiếu lại an nhàn như một lão nông sau mùa thu hoạch. Ông chủ vận “đồ ngủ” ung dung cắt tỉa vườn hoa.

Từ chối ký hợp đồng bán 50.000 cá sấu

Cảnh vắng lặng khác hẳn những lần trước tới thăm trang trại của anh, trại nào cũng đầy cá sấu các loại, khu nuôi cá sấu bố mẹ, trại nuôi cá sấu con, hàng chục trại cá thương phẩm. Cá nằm chất đống trên thềm, dưới nước. Có lẽ vua cá sấu giải nghệ chăng?

Như cảm nhận được băn khoăn của chúng tôi, anh Hiếu cho biết: Năm 2016, anh vẫn cung ứng tới 30.000 cá sấu giống, nhưng chủ yếu đưa về các trại vệ tinh. Hiện cá đã được đối tác mua hết.

Tháng 3.2016 là thời điểm kết thúc hợp đồng cung cấp 50.000 cá sấu/năm cho đối tác Trung Quốc. 5 năm qua, nhờ hợp đồng này mà trang trại hoạt động ổn định. Theo anh Hiếu, thời điểm hiện tại phía đối tác đã chủ động đàm phán để ký kết tiếp hợp đồng, họ còn mời anh đi tham quan du lịch, nhưng anh đã quyết định từ chối, không tiếp tục ký kết.

Để đi tới quyết định từ chối cung cấp 50.000 cá sấu cho đối tác Trung Quốc, Trần Ngọc Hiếu đã phải nhiều đêm mất ngủ. Bởi nó liên quan đến đầu ra của gần 300 trang trại mà anh gây dựng hàng chục năm qua. Nhưng anh vẫn phải đi đến quyết định bởi nếu tiếp tục ký, thì suy cho cùng, mình chỉ là người làm thuê, với đủ thứ ràng buộc.

Để đi tới quyết định từ chối cung cấp 50.000 cá sấu cho đối tác Trung Quốc, Trần Ngọc Hiếu đã phải nhiều đêm mất ngủ. Bởi nó liên quan đến đầu ra của gần 300 trang trại mà anh gây dựng hàng chục năm qua.

Nhưng anh vẫn phải đi đến quyết định bởi nếu tiếp tục ký, thì suy cho cùng, mình chỉ là người làm thuê, với đủ thứ ràng buộc.

Anh tính toán: “Một bộ da cá sấu bán được 20 triệu đồng, trong khi bán cả con cá sấu theo hợp đồng chỉ được trên dưới 6 triệu đồng, các nhà nhập khẩu hưởng phần lợi nhuận rất lớn. Mỗi tấn cá sấu xuất sang biên giới, trừ các loại chi phí, giấy tờ, hao hụt… chỉ lãi 2 triệu đồng. Nếu rủi ro chết một vài con thì coi như lỗ vốn. Trong khi, mỗi tấn cá sấu sau khi chế biến có thể đem về lợi nhuận gấp 20 lần. Đó là một con số đáng để suy ngẫm”.

Phải thay đổi cách làm, đó là quyết tâm của Trần Ngọc Hiếu, bởi theo anh, nếu còn phụ thuộc tư thương thì các trang trại sẽ khó thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn lúc được, lúc thua đầy may rủi. Bởi thế, từ nhiều năm nay anh đã tìm hiểu rồi nghiên cứu các công đoạn chế biến, thuộc da cá sấu. Anh mở doanh nghiệp để sản xuất các sản phẩm như ví da, giày, dây lưng… từ da cá sấu. Anh còn mở nhà hàng ngay tại trại cá sấu để chế biến các món ăn từ thịt cá sấu.

Anh cũng bỏ công sức hàng năm trời để tìm hiểu về công nghệ thuộc da của Trung Quốc, nhờ đó anh đã nắm trong tay bí quyết ướp da cá sấu. Theo anh Hiếu, trong các công đoạn thuộc da thì việc ướp là quyết định chất lượng da. Ướp da đảm bảo cho da không bị thối, không bị cứng hay trầy xước và nhất là không thay đổi thành phần da thì rất khó. Cũng là ướp muối, có khi vùi da trong đống muối  mà vẫn bị thối. Vừa rồi có đối tác Hàn Quốc sang làm việc, họ kiểm tra chất lượng da của anh, họ đánh giá xuất sắc và muốn ký hợp đồng mua 500 bộ da/năm. Anh chỉ đồng ý cung cấp 300 bộ, để còn ổn định vùng nguyên liệu.

Những thành công bước đầu đó là nguồn khích lệ để Trần Ngọc Hiếu đi tới quyết định đầu tư nhà máy thuộc da, đó là dự định “nung nấu đến cháy người”. Hiện nay các điều kiện đã đủ, từ mặt bằng, vốn. Anh cũng đang cân nhắc việc chọn đối tác, vì có nhiều đối tác nước ngoài muốn liên doanh đầu tư. Dự kiến nguồn vốn khoảng 30 tỷ đồng. Mỗi năm cung cấp ra thị trường khoảng 10.000 bộ da cá sấu. Hiện đã hợp đồng với các cơ sở để đào tạo công nhân. Đối với các chủ trang trại vệ tinh, anh vẫn tiếp tục liên kết và đặt ra phương án để các trang trại góp vốn với vai trò là cổ đông, cùng nhau quyết định phương án sản xuất, tính toán mức giá phù hợp để người nuôi có lợi nhuận cao nhất.

“Nhạc” nào cũng… nhảy

Chỉ khu trại trống không, anh cười bảo: “Trước tết năm nay, cá được xuất bán hết rồi”. Thế rồi câu chuyện của anh chuyển sang chuyện trồng thanh long ruột tím, mà nói như anh, nhiều năm làm nghề nông, “nhạc” nào anh cũng “nhảy”, mà còn “nhảy” giỏi.

Anh kể, năm trước anh đi Đài Loan, tình cờ thấy họ trồng thanh long ruột tím, năng suất rất cao, quả đẹp, hương vị rất đặc biệt nên anh mê ngay. Nhưng khi hỏi mua giống, chủ vườn lại giấu nghề, không chuyển giao. Bí quá, anh nghĩ cách mua một vài quả, chọn quả cắt dài cuống để kiếm vài mắt về nghiên cứu. Năm 2014, anh ghép thành công vài chục trụ thanh long, tưởng chỉ trồng chơi, tận dụng chỗ đất trống trong vườn, ai ngờ sau 1 năm anh đã có 1.000 trụ thanh long. Năm 2015, vụ thu hoạch đầu tiên đã cho 20.000 tấn quả.

Hiện nay, thanh long ruột tím là đặc sản, nhu cầu thị trường Việt Nam rất cao. Chưa đến vụ thu hoạch, các nhà hàng ở Hà Nội đã đặt hàng, nhưng anh cũng không đủ để cung cấp. Nông dân nhiều nơi biết tiếng đến mua giống, anh đều hướng dẫn tận tình.

Theo tính toán, mỗi ha đất có thể trồng 1.000 trụ thanh long. Tiền làm trụ, mua giống và phân bón khoảng 200 triệu đồng, sau một năm là cho thu hoạch và có lãi. Tính sơ qua, mỗi năm thanh long cũng đem lại cho anh nguồn thu nửa tỷ đồng, gấp 20 lần trồng lúa.  Thanh long ruột tím là loại quả chất lượng cao, dễ bán, nhu cầu thị trường đang cần. Anh đang tích cực hỗ trợ nhiều hộ trồng để tiến tới thành lập Hợp tác xã Thanh Long ruột tím.

Ngoài thanh long, hiện anh có 1.000 cây hòe, chủ yếu là cung cấp cây giống cho bà con. Một góc vườn rực vàng hoa hòe, thoang thoảng hương thơm. Anh cho biết để có năng suất cao phải từ kỹ thuật cắt ghép, chọn mắt ghép chuẩn bị ra hoa cây sẽ cho nhiều hoa và ra hoa sớm… Nhìn vườn cây của anh, không một mét đất trống, cây nào cũng là hàng hóa, cũng hái ra tiền.

Bận rộn tối ngày, nhưng Trần Ngọc Hiếu rất tích cực tham gia các hoạt động xã hội, anh cũng tham gia Ban Chấp hành Hội Nông dân, Hội Làm vườn, Hội Sinh vật cảnh từ tỉnh đến huyện, đến xã. Anh Hiếu bảo: “Tham gia nhiều khi bận rộn, nhưng tạo được mối liên kết với các anh em đồng nghiệp, đồng thời cũng là để hỗ trợ nhiều hơn cho nông dân”.

Anh bỏ công sức nghiên cứu thanh long, cây hòe, cây chùm ngây… không phải để kinh doanh lấy lãi, mà chủ yếu là thử nghiệm để tìm tòi những hướng sản xuất mới cho bà con. Qua các tổ chức đoàn thể anh hỗ trợ hàng vạn cây giống cho hộ nghèo, gia đình chính sách.


Có thể bạn quan tâm

phat-90-phuong-tien-khai-thac-tren-vung-bien-nuoc-ngoai Phạt 90 phương tiện khai… vuon-khoi-xuyen-tet-ngu-dan-trung-dam-loc-bien Vươn khơi xuyên tết, ngư…