Tin thủy sản Nguồn cung cấp bột cá nhiều triển vọng trong ngắn hạn, nhưng cần giải pháp lâu dài

Nguồn cung cấp bột cá nhiều triển vọng trong ngắn hạn, nhưng cần giải pháp lâu dài

Tác giả HNN (Theo seafoodsource), ngày đăng 24/06/2017

Một báo cáo mới của Rabobank cho thấy các nguồn cung cấp bột cá thế giới đang ổn định, đặt ra mối hoài nghi về các chiến lược tăng trưởng hiện tại cho thị trường protein thay thế.

Nguồn cung cấp bột cá nhiều triển vọng trong ngắn hạn, nhưng cần giải pháp lâu dài Ảnh minh họa

Báo cáo mới nhất của Rabobank, xem xét tình hình hiện tại của thị trường bột cá toàn cầu, cho thấy sau ba năm nguồn cung cá cơm Peru ở mức thấp, sản lượng thu hoạch đã được cải thiện trong năm nay. Nghiên cứu cho thấy điều này chủ yếu là do sự vắng mặt của El Nino, sự nóng lên của nhiệt độ bề mặt biển xảy ra vài năm một lần ở vùng Thái Bình Dương, xích đạo, Trung Đông và ảnh hưởng đến sự phân bố địa lý của các nguồn lợi thủy sản.

Sự gia tăng sản lượng cá cơm đã làm tăng nguồn cung cấp bột cá và dầu cá, và xu hướng này sẽ tiếp tục trong ngắn hạn.

Theo các tác giả của báo cáo, Gorjan Nikolik và Beyhan de Jong, ngành nuôi trồng thuỷ sản hiện tiêu thụ 70% lượng bột cá và 73% lượng dầu cá. Ngành chăn nuôi lợn chiếm 22% thị trường bột cá và ngành chăn nuôi gà chiếm thêm 6%, và tiêu dùng trực tiếp của con người chiếm 21% thị trường dầu cá.

Số liệu của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) cho thấy 2/3 diện tích nuôi trồng thủy sản toàn cầu hiện nay dựa trên diện tích canh tác rộng lớn, sử dụng ít thức ăn nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, việc nuôi thâm canh các loài như cá hồi, tôm, cá da trơn, cá rô phi, cá mú, và cá tráp biển tạo ra nhu cầu lớn về bột cá và dầu cá. Nikolik và de Jong mong đợi các loài mới hơn bao gồm cá ngừ vây xanh, các loài thủy sản Amazon và cá giò sẽ dẫn dắt nhu cầu tương lai về bột cá và dầu cá, được dự đoán sẽ có tỷ lệ tăng trưởng hàng năm 6% cho đến năm 2020.

Nikolik và de Jong cho biết: “Xu hướng nuôi thủy sản thâm canh làm tăng nhu cầu thức ăn nuôi trồng thủy sản. Thêm vào đó, hầu hết các loài nuôi mới là động vật ăn thịt, điều này làm tăng hơn nữa nhu cầu bột cá và dầu cá”.

Khai thác thủy sản toàn cầu đã bị suy giảm kể từ những năm 1980, và nguồn cung bột cá giảm xuống mức thấp là 4,2 triệu tấn vào năm 2016 từ mức cao khoảng 7 triệu tấn năm 2000. Các tác giả cho biết nguồn cung bột cá bị ảnh hưởng bởi các hình thức thu hoạch yếu kém và việc tăng cường sử dụng các loài cá biển nhỏ để tiêu thụ trực tiếp, cũng như các điều kiện khí hậu, đặc biệt là El Niño. Nguồn cung hiện dự kiến ​​sẽ ổn định, nhưng trong dài hạn sản lượng cá biển dự kiến không tăng trưởng hơn nữa do giới hạn về hạn ngạch.

Nhu cầu từ ngành thức ăn nuôi trồng thủy sản đã tăng đều trong suốt thời gian này, và mặc dù ngành thức ăn nuôi trồng thủy sản giảm lượng bột cá trong thức ăn từ khoảng 70% trong những năm 1990 xuống còn 25% hiện tại, vẫn có sự chênh lệch giữa nguồn cung dự kiến ​​và nhu cầu trong tương lai. Các công ty thức ăn nuôi trồng thủy sản lớn đã thử nghiệm thức ăn nuôi trồng thủy sản không có thành phần bột cá, nhưng những người trong ngành này vẫn đồng quan điểm là loại thức ăn này hiện nay vẫn chưa phải là loại thức ăn tối ưu cho các loài thủy sản.

Thị trường đã đáp ứng một phần nhu cầu protein thông qua việc tăng cường sử dụng các bộ phận của các loài thủy sản cho con người, nguồn protein từ thực vật và protein từ động vật chế biến và các sản phẩm phụ từ động vật như bột lông vũ và bột máu. Các quy định này là khác nhau giữa các quốc gia và các nguyên liệu thay thế này không được chấp nhận rộng rãi, điều này làm phức tạp thêm nguồn cung thị trường.

Nhiều người đang làm việc trong ngành sản xuất bột cá đang nghiên cứu tìm ra các chất thay thế cho protein động vật. Các nguyên liệu tiềm năng nhất trong là trong các nguồn protein vi khuẩn và nguồn protein dựa trên côn trùng và dầu tảo. Con người đang rất nỗ lực và nhiều quỹ đang tìm kiếm các nguyên liệu thay thế và các công ty mới đang được khuyến khích tham gia vào lĩnh vực này thông qua các sáng kiến ​​như Challenge F3 Fish-Free Feed (thức ăn nuôi trồng thủy sản không có thành phần bột cá).

Các ví dụ về quy mô thương mại của các công ty đã sản xuất ra các protein mới bao gồm một liên doanh của Brazil giữa TerraVia và Bunge trong việc thành lập một nhà máy sản xuất dầu tảo quy mô lớn và FeedKind Aqua của Calysta, trong đó Cargill đã đầu tư vào việc thành lập nhà máy lên men khí lớn nhất thế giới tại Memphis, Tennessee.

FeedKind Aqua của Calysta, UniProtein của Unibo và Mango Materials đều sử dụng khí mê-tan làm nguyên liệu để sản xuất ra vi khuẩn sinh học. KnipBio sử dụng ethanol và methanol, và Novo Nutrients của Oakbio sử dụng carbon dioxide và chất thải carbon. Một lợi thế lớn của các nguồn protein như vậy là sản xuất bền vững, sử dụng ít nước và không cần đất nông nghiệp, và không gây tác động đến chuỗi thức ăn của con người.

Nikolik và de Jong nhận thấy rằng protein từ côn trùng có tiềm năng là một trong những nguồn cung cấp thức ăn thay thế bền vững nhất, nhưng cần đầu tư lớn hơn để đạt được quy mô thương mại. Nguồn protein bao gồm kiến lính đen, ấu trùng bọ, châu chấu và dế.

Các rào cản pháp lý đã ngăn cản việc đưa protein từ côn trùng vào thức ăn nuôi trồng thủy sản, nhưng việc sử dụng loại nguyên liệu này trong thức ăn nuôi trồng thủy sản đã được Liên minh Châu Âu phê duyệt bắt đầu từ tháng 7 năm 2017.

Nikolik và de Jong cho biết: “Xét về sự có mặt của một số dự án protein thay thế trên toàn cầu, chúng ta có thể ước tính có thêm khoảng 500.000 tấn protein thay thế chất lượng cao trong thức ăn nuôi trồng thủy sản vào năm 2022. Với sự đóng góp còn lại của ngành từ sản lượng đánh bắt tự nhiên, tổng sản lượng bột cá có thể đạt 5,4 triệu tấn vào năm 2022”.


Có thể bạn quan tâm

tai-sao-co-nhieu-ca-hoi-nuoi-bi-mat-thi-luc-vao-mua-he Tại sao có nhiều cá… ngao-chet-hang-loat-vi-nang-nong-o-hai-phong Ngao chết hàng loạt vì…