Tin nông nghiệp Nhiều ông lớn rút kế hoạch nhập gạo Việt Nam

Nhiều ông lớn rút kế hoạch nhập gạo Việt Nam

Tác giả Thuận Hải, ngày đăng 21/03/2016

Trong khi đó, yếu tố chính trị những tháng đầu năm 2016 đang ảnh hưởng mạnh tới hoạt động xuất nhập khẩu gạo.

Cụ thể, Cơ quan hậu cần quốc gia Indonesia (Bulog) vừa thông báo ngừng giao dịch mua gạo với 4 nguồn cung cấp có bản ghi nhớ (MOU) với chính phủ nước này là Thái Lan, Pakistan, Campuchia và Việt Nam theo kế hoạch mua gạo trong tháng 2.

Nguyên nhân là vì Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp nước này cho rằng, Indonesia có đủ gạo, không cần nhập khẩu. Vị này cũng cho rằng, thị trường gạo nội địa Indonesia bị biến động thời gian qua là do tác động của đầu cơ tích trữ và tình trạng này sẽ được loại trừ.

Trong khi đó, VFA cho rằng, do những vấn đề liên quan đến hoạt động chính trị, trước mắt Indonesia sẽ chưa nhập khẩu gạo cho đến khi giá thị trường nội địa tăng vọt do thiếu nguồn cung cấp. Dự báo, sau khi Indonesia đánh giá sản lượng sau thu hoạch vào tháng 6 tới, tình hình nhu cầu nhập khẩu của nước này sẽ rõ nét hơn.

Cùng với Indonesia, Cơ quan lương thực quốc gia Philippines (NFA) cũng đã rút lại kế hoạch nhập khẩu 400.000 tấn gạo được thông báo từ đầu năm. Nước này cũng đang chờ xem diễn biến tồn kho và xem xét cho nhập khẩu tư nhân 1 triệu tấn theo Khối lượng tiếp cận tối thiểu (MAV) của WTO, 500.000 tấn phân bổ cho các nước đặc biệt và 500.000 tấn từ các nguồn cung cấp khác.

Theo đánh giá của VFA, nhập khẩu gạo của Philippines cũng bị tác động bởi yếu tố chính trị, một số ý kiến cho rằng việc cho phép nhập khẩu theo cơ chế WTO đã dẫn đến nhập lậu tràn lan, tác hại đến sản xuất trong nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chính sách tự túc lương thực của nước này.

Việc hai thị trường truyền thống lớn Indonesia và Philippines rút kế hoạch nhập khẩu cũng khiến Việt Nam lỡ nhịp trong xuất khẩu gạo quý đầu năm. Tuy nhiên, VFA cho rằng, Việt Nam không chịu tác động nhiều với sự kiện này, ngược lại giá lúa gạo tiếp tục tăng do nhu cầu thực hiện các hợp đồng đã ký và nhu cầu trở lại mạnh từ Trung Quốc, kết hợp với áp lực giảm sản lượng do tác động của khô hạn và xâm nhập mặn ở các tỉnh ven biển.


Có thể bạn quan tâm

trong-rau-vietgap-ban-thao-nhu-cho-khong Trồng rau VietGAP, bán tháo… phan-bon-dap-lao-cai-giup-lua-tang-nang-suat Phân bón DAP Lào Cai…