Mô hình kinh tế Nhu Cầu Thủy Sản Lớn

Nhu Cầu Thủy Sản Lớn

Ngày đăng 07/08/2014

Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp (DN) đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á, Bộ Công Thương đã phối hợp với các thương vụ Đại sứ quán Việt Nam triển khai hàng loạt giải pháp: Cập nhật thông tin về nhu cầu, chính sách nhập khẩu các nước trong khu vực; giới thiệu tiềm năng xuất khẩu thủy - hải sản của Việt Nam...

Các thương vụ đã tổ chức nhiều sự kiện thương mại, tích cực giới thiệu khách hàng cho các DN xuất khẩu thủy sản Việt Nam, vận động DN nước sở tại vào Việt Nam gặp gỡ đối tác. Cụ thể: Ngày 23/5/2014, tại thành phố Johannesburg, Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi phối hợp với Phòng Thương mại Johannesburg đã tổ chức sự kiện quảng bá mặt hàng cá tra của Việt Nam. Nhiều nhà khập khẩu của Nam Phi đã đến dự, đánh giá cao cá tra Việt Nam và đã sang Việt Nam gặp gỡ đối tác. Ngày 22/6, Thương vụ tiếp tục hỗ trợ đoàn 15 DN Hà Nội tham dự Hội chợ Triển lãm quốc tế SAITEX ở Nam Phi.

Ngày 29/5/2014, tại thành phố Alexandria, Thương vụ Việt Nam tại Ai Cập đã chủ trì và phối hợp với Phòng Thương mại Alexandria tổ chức Hội thảo “Giới thiệu thị trường Việt Nam” với sự tham gia của 20 DN thành phố, nhằm cung cấp thông tin thị trường, giới thiệu các đối tác tin cậy của Việt Nam tới cộng đồng DN Alexandria.

Ngày 19/6/2014, Thương vụ tại Kuwait đã tổ chức hội thảo giới thiệu về thị trường Việt Nam, tập trung vào lĩnh vực thực phẩm, thủy sản.

DN Việt Nam có thể nghiên cứu phương án nuôi trồng thủy sản tại các nước sở tại để phục vụ nhu cầu địa phương và xuất khẩu sang các nước lân cận.

Thương vụ tại Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) đã hỗ trợ DN Việt Nam tham dự Hội chợ SIAL, Gulf Food, Triển lãm thực phẩm hữu cơ và thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên tại Dubai...

Nhờ đó, 6 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang châu Phi, Tây Á, Nam Á tăng trưởng khả quan so với cùng kỳ năm 2013: UAE đạt 33,75 triệu USD (+23%), Ả rập Xê út 33,66 triệu USD (+14%), Ai Cập 31,49 triệu USD (+2%), Israel 23,83 triệu USD (+20%), Cô-oét 6,28 triệu USD (+30%), Iraq 3,3 triệu USD (+153%), Thổ Nhĩ Kỳ 4 triệu USD (+60%), Ấn Độ 7 triệu USD (+29%), Pakistan 6 triệu USD (+9%). Các mặt hàng xuất khẩu chính là cá ba sa và tôm đông lạnh.

Tại hầu hết các quốc gia khu vực châu Phi, Tây Á, Nam Á, ngành nuôi trồng thủy sản, nhất là cá nước ngọt không phát triển, do đó phải nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu trong nước. Số lượng người nước ngoài (chủ yếu là châu Âu, châu Mỹ) đến làm việc cũng như du lịch ngày càng đông cũng góp phần tăng nhu cầu thủy sản. Mặt khác, cá da trơn ngày càng được ưa chuộng do được đánh giá chứa ít cholesteron.

Thu nhập của nhiều quốc gia xuất khẩu dầu lửa, khoáng sản như Nigeria, An-giê-ri, Libi, Nam Phi, UAE, Ả rập Xê út… được cải thiện do giá thế giới tăng cao cũng góp phần làm tăng nhu cầu nhập khẩu nhóm hàng thực phẩm, trong đó có thủy - hải sản.


Có thể bạn quan tâm

trien-khai-goi-tin-dung-ho-tro-ngu-dan Triển Khai Gói Tín Dụng… thach-thuc-va-co-hoi-phat-trien-ca-cao-ben-vung-o-dong-bang-song-cuu-long Thách Thức Và Cơ Hội…