Tôm sú Những điều cần lưu ý khi nuôi ghép cá rô phi với tôm sú

Những điều cần lưu ý khi nuôi ghép cá rô phi với tôm sú

Tác giả EcoClean (tổng hợp), ngày đăng 12/07/2018

Như ở bài “Cách khống chế Hội chứng tôm chết sớm (EMS) trong ao nuôi tôm” chúng tôi đã nói đến việc nhiều trang trại nuôi ghép giữa tôm sú với cá rô phi nhằm ổn định môi trường ao nuôi và tăng khả năng chống chịu của tôm với dịch bệnh, kết hợp với bổ sung chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản để tôm nuôi khỏe mạnh. Tuy vậy, đối với mô hình nuôi ghép này bà con cũng có một vài điều cần lưu ý, và đó là nội dung chính ECOCLEAN muốn chia sẻ với bà con trong bài viết hôm nay!

Cá rô phi - Cứu cánh trong ao tôm

Cá rô phi là loài thủy sản có khả năng sống được ở nhiều môi trường khác nhau (nước ngọt, mặn, lợ) và khả năng chịu được khoảng độ mặn rất rộng. Cá rô phi là loài cá ăn tạp và cũng được xem là loài cá ăn lọc nhờ khả năng lọc tảo trong nước rất “đỉnh”. Ở giai đoạn 1-9 cm cá chủ yếu tiêu thụ thức ăn sống, tuy nhiên khi cá lớn thức ăn chủ yếu của cá rô phi lại là thực vật như rong, tảo. Cá rô phi ăn lọc bằng cách tiết nhiều chất nhầy ở mang để bắt tảo, động vật phù du và các tạp chất hữu cơ,… sau đó cá nuốt thức ăn vào thực quản. Với cách ăn đặc biệt này, cá rô phi có thể bắt được cả những tế bào tảo nhỏ chỉ vài milimet.

Một số lợi ích khi nuôi cá rô phi trong ao nuôi tôm:

- Thứ nhất, cá rô phi có khả năng tiêu hóa 30-60% lượng đạm trong tảo, đặc biệt tảo xanh (tảo lam) được tiêu hóa tốt hơn tảo lục, đây được xem là cách diệt tảo xanh hiệu quả và giúp phát triển các quần thể tảo có lợi;

- Thứ hai, cá rô phi và tôm sú có thể sử dụng các tầng nước khác nhau, vì thế cá rô phi có thể lọc thức ăn (tảo, động vật phù du, chất hữu cơ lơ lửng,…) ở tầng nước trên trong khi tôm sống và tìm kiếm thức ăn ở tầng đáy;

- Thứ ba, mặc dù cá rô phi cạnh tranh thức ăn với tôm, song, nguồn thức ăn tự nhiên gồm: tảo, động vật phù du, mùn bã hữu cơ,… vẫn chiếm vai trò quan trọng đối với cá rô phi, nhờ đó cá rô phi có thể tiêu thụ thức ăn thừa, chất thải của tôm,… làm giảm sự tích tụ chất thải trong ao nuôi, giúp bà con giảm công sức xử lý bùn đáy ao nuôi tôm;

Những lưu ý khi nuôi ghép cá rô phi - tôm sú cần ghi nhớ

Để bà con nắm rõ hơn về kỹ thuật nuôi ghép cá rô phi - tôm sú, chúng tôi xin tổng hợp một số mô hình nuôi đã được nhiều bà con áp dụng hiệu quả như sau:

- Nếu nuôi cá rô phi trực tiếp trong ao, bà con chỉ nên chọn toàn cá đực để hạn chế cá sinh sản, thả mật độ nuôi vừa phải. Ví dụ: với mật độ tôm nuôi là 30-40 con/m2 thì thả cá với mật độ 1-2 con/m2 (cỡ cá: 50-100g/con), thả khi tôm nuôi đạt cỡ 3-6 g/con.

- Nếu nuôi cá rô phi trong lồng, với diện tích lồng khoảng 2% diện tích ao thì mật độ thả cá là 10 con/m2, thường xuyên vệ sinh lưới để nước được trao đổi dễ dàng  xung quanh lồng

- Nếu nuôi cá rô phi trong ao lắng, mật độ thả cá thích hợp là 4-5 con/m2 và tuyệt đối không cho cá ăn trong suốt quá trình nuôi để tránh gây ô nhiễm ao.

Tóm lại

Việc nuôi kết hợp giữa cá rô phi và tôm sú giúp cải thiện chất lượng nước, giảm chất thải, giảm sử dụng các loại hóa chất,… chỉ có khả năng ngăn ngừa và hạn chế dịch bệnh trong ao nuôi, khả năng trị bệnh đốm trắng trắng mà EMS là tương đối thấp. Cảm ơn bà con đã theo dõi và chúc bà con vụ mùa bội thu!


Có thể bạn quan tâm

benh-thieu-dinh-duong-tren-tom-su Bệnh thiếu dinh dưỡng trên… top-3-cac-benh-thuong-gap-o-tom-su Top 3 các bệnh thường…