Tin nông nghiệp Những người nuôi con mọn ở cao nguyên Mộc Châu

Những người nuôi con mọn ở cao nguyên Mộc Châu

Tác giả Kiều Thiện, ngày đăng 29/07/2016

Cáí gì khó thì hỏi cán bộ khuyến nông

Trên cánh đồng bản Là Ngà thuộc xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, chị Lò Thị Anh đang tranh thủ vun những luống đất cao trên thửa ruộng vừa thu xong vụ ngô nếp sớm. “Từ sáng đến giờ, tôi mới vun được 3 luống đất này để trồng rau xanh làm nguồn thu ngắn ngày như cán bộ khuyến nông hướng dẫn. Tôi chưa làm rau xanh bao giờ, nhưng thấy các hộ khác có thu nhập cao từ làm rau nên mới làm theo. Cách làm luống này là do cán bộ khuyến nông hướng dẫn đấy”.

Ở Mộc Châu không có hệ thống khuyến nông bản nên khuyến nông cấp xã đảm nhiệm vai trò, trách nhiệm rất nặng nề. Nhiều hôm, chúng tôi làm việc tới 10-12 tiếng/ngày như một nông dân. Lương, thưởng của cán bộ khuyến nông cũng rất hạn chế, vì thế, chỉ có nụ cười của nông dân là niềm vui lớn nhất với chúng tôi”.

Anh Lê Đăng Dũng

Cũng theo chị Anh thì ở bản Là Ngà và những bản lân cận trong xã này chủ yếu là bà con dân tộc Thái, tuy làm nông nghiệp bao đời nhưng còn hạn chế những kinh nghiệm sản xuất có hiệu quả cao.

“Hơn 25 năm làm nông nghiệp, nhưng đây là lần đầu tiên tôi trồng rau theo đúng hướng dẫn từ cách làm luống đến chọn giống, chọn phân bón cho phù hợp với chất đất, thời điểm bón phân và đảm bảo an toàn trong vệ sinh lao động. Cánh đồng này rộng, đất tốt nhưng nhiều năm qua dân vẫn nghèo là bởi không biết cách làm mà thôi. Mấy năm gần đây, nhiều hộ đã thực hiện được 3-4 vụ rau, màu trên cùng một diện tích, tăng thu tới chục lần đấy” - chị Anh nói.

Trưởng bản Nà Lùn, xã Mường Sang – anh Vì Văn Hạnh, bảo: “Nông dân bây giờ khác với trước nhiều rồi. Bây giờ không chỉ lo làm cho khỏi đói mà phải lo làm giàu, vì thế phải biết làm những việc có hiệu quả như: Chăn nuôi lớn, trồng chè, cây ăn quả giá trị cao, chuyển đất trồng lúa sang trồng rau, hoa, quả tươi… Nhiều hộ làm theo cách đấy và đã giàu lên. Ngay như nhà tôi, kinh tế khá giả là cũng nhờ biết chăn nuôi bò làm hàng hóa. Nhà nước đã xây dựng nhiều mô hình kinh tế để người dân làm theo nhưng còn nhiều người vẫn chưa chịu lắng nghe, học hỏi và đầu tư theo cái mới nên họ nghèo”.

Anh Hạnh dẫn chứng, ngay ở xã Mường Sang, nếu làm trồng trọt thì có mô hình ngô nếp, ngô lai, lúa lai, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây rau xanh ngắn ngày. Nếu làm chăn nuôi thì có mô hình nuôi bò sữa, bò thịt, bò sinh sản, dê, lợn, trâu, gà, vịt, thủy cầm… Hàng năm có những lớp tập huấn khuyến nông, hàng ngày thì có cán bộ khuyến nông bám xã, bản. Nếu mạnh dạn làm khó ở đâu, cứ gọi cán bộ khuyến nông mà hỏi là sẽ biết. Cán bộ ở vùng cao thấy dân hỏi chuyện làm ăn là vui lắm, kể cả ngoài giờ thì họ cũng sẵn sàng giúp đỡ ngay.

“Cán bộ khuyến nông phải đi trước nông dân…”

Đến với những địa bàn khác trong huyện Mộc Châu, thấy bà con nông dân tứ mùa bận rộn chứ không có thời gian rảnh rỗi nhiều như nông dân ở một số vùng cao khác. Sự bận rộn ấy có nguyên do rất đơn giản: Nông dân đã đa dạng hóa ngành nghề để tăng thu nhập. Nhiều khu chân ruộng, nương trước đây chỉ gieo trồng một vụ lúa hoặc ngô, còn lại 8 tháng bỏ không cho cỏ dại mọc thì bây giờ được chuyển sang trồng các loại cây khác như: Đậu tương, đậu xanh, đỗ co ve, ngô dày làm thức ăn gia súc, ngô nếp muộn, su su…

Chị Nguyễn Thị Dung - dân bản Tự Nhiên, bảo: “Nơi nào nông dân chịu khó và có hiểu biết về nông nghiệp hàng hóa thì đất ở đấy chẳng bao giờ được nghỉ. Như ở xã Đông Sang, từ những bản sâu, bản xa như: Bản Cóc, Co Sung, Pa Phách, tới những bản gần như: Tự Nhiên, Áng 1, Áng 2… đất sản xuất được canh tác quanh năm. Chỗ thì làm rau, làm hoa; chỗ thì trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ, cây công nghiệp. Ngay cả trên đất nương vườn trồng cây dài ngày, bà con cũng tìm cách xen canh thêm 1 số loại cây trồng khác để tăng thu nhập. Vì thế nên nông dân chúng tôi bận lắm. Nhưng thu nhập thì tăng cao hơn nhiều. Mỗi ha đất trồng rau, hoa ở đây đều tính thu từ 120 triệu/năm trở lên”.

Anh Lê Đăng Dũng- Trạm trưởng Trạm Khuyến nông Mộc Châu cho biết: Nông dân Mộc Châu bây giờ năng động lắm, vì thế, cán bộ khuyến nông luôn phải đi trước một bước. Phải chủ động tìm ra những mô hình sản xuất hiệu quả, phù hợp với địa hình, khí hậu, chất đất và thị trường của Mộc Châu. Phải tuyên truyền, vận động người dân làm theo cách mô hình tốt; phải bám dân, hướng dẫn họ thực hiện các bước một cách thuần thục.


Có thể bạn quan tâm

tan-bo-truong-chia-se-kho-khan-cua-nganh-nong-nghiep Tân Bộ trưởng chia sẻ… doi-doi-tu-nuoc-bien-dang Đổi đời từ nước biển…