Nông dân chế tạo máy băm rác mía
Bằng vốn kiến thức ít ỏi được học tập qua sách báo, Internet cùng với niềm đam mê sáng chế, anh Phi Anh Đệ ở thôn Nguyên An, xã Sơn Nguyên, huyện miền núi Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên đã chế tạo thành công máy băm rác mía, góp phần bảo vệ môi trường.
Sau một thời gian ăn, ngủ cùng với ý tưởng, chiếc máy băm rác mía đã ra đời trước sự ngỡ ngàng của người thân và bà con hàng xóm láng giềng. Thấy chiếc máy băm rác mía hoạt động trơn tru, mọi người đều gật đầu, hài lòng.
Để thấy rõ hiệu quả của chiếc máy băm rác, anh Đệ đưa chúng tôi đến nhà ông Võ Văn Tánh ở xã Sơn Hội - người mua máy băm rác mía của anh Đệ cách đây vài tháng. Tới nơi, ông Tánh đang chuẩn bị đưa chiếc máy ra ruộng mía của gia đình vừa thu hoạch xong để băm rác. Chiếc máy vừa lăn bánh, hệ thống dao băm quay đều bỏ lại phía sau lá mía được băm nhỏ ra. Và chưa đầy một buổi, ruộng mía gần 2 ha đã hoàn tất công đoạn băm rác. Ông Tánh nói: “Chiếc máy băm rác mía của anh Đệ coi vậy mà hữu dụng. Rác mía sau khi băm ra khoảng nửa tháng là phân hủy thành phân, vừa tốt cho đất, vừa bảo vệ môi trường. Giờ không còn phải lo khói bụi và cháy mía như trước đây nữa”.
Đến nay, anh Đệ đã bán được hơn 20 chiếc máy băm rác mía, mỗi chiếc có giá từ 40 đến 60 triệu đồng. Hiện, máy băm rác mía của anh Đệ đang “cháy hàng” bởi người dân trong và ngoài tỉnh tới cơ sở sản xuất Thành Đạt do anh làm chủ đặt mua nhiều. Ông Lê Huỳnh Lưu, trưởng thôn Nguyên An, xã Sơn Nguyên cho biết: “Anh Đệ tuy là một nông dân nhưng trong quá trình lao động với bản chất cần cù, chịu khó học tập, nghiên cứu đã chế tạo ra chiếc máy băm rác mía giúp cho người trồng mía không đốt rác mía trước khi trồng như trước. Vì vậy, vấn đề ô nhiễm môi trường và nguy cơ cháy mía được đảm bảo”.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ