Tin thủy sản Nuôi trồng thủy sản – tương lai của ngành thực phẩm

Nuôi trồng thủy sản – tương lai của ngành thực phẩm

Tác giả GS Simon Davies - International Aquafeed, ngày đăng 15/04/2021

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ đứng vững mà còn tiếp tục tăng trưởng nhanh trên toàn thế giới để trở thành mắt xích quan trọng nhất nhằm đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu. 

Nhắc đến nuôi thủy sản, chúng ta thường nghĩ ngay đến các loại cá nhưng nhuyễn thể và giáp xác gồm tôm, cua, thậm chí tôm hùm và động vật chân đầu cũng là những đối tượng nuôi quan trọng không kém. Bởi vậy, mực, bạch tuộc, thậm chí ếch hay cá sấu cũng như nhiều loại thực vật gồm tảo, rong biển cũng có thể trở thành đối tượng nuôi trồng thủy sản tiềm năng.

Nuôi trồng thủy sản đòi hỏi quản lý, theo dõi và can thiệp nhiều hơn vào tỷ lệ thả nuôi, cho ăn, sản xuất giống cũng như kiểm soát một phần hoặc cả chu kỳ nuôi. Do đó, các mô hình nuôi phù hợp như ao, kênh, bể, lồng hay các cơ sở hạ tầng đi kèm cũng đặc biệt quan trọng và cần phải được đa dạng hóa. Điều quan trọng, nuôi trồng thủy sản ở nước ngọt và nước mặn còn rất nhiều dư địa để phát triển và mở rộng.

Dân số toàn cầu dự báo chạm mốc 9 tỷ người vào năm 2050. Để đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ thực phẩm một cách bền vững, nuôi trồng thủy sản sẽ trở thành một bộ phận ngày càng quan trọng trong ngành công nghiệp sản xuất protein, cùng chăn nuôi động vật trên cạn và trồng trọt.

67% xuất khẩu thủy sản từ các nước đang phát triển. Sản xuất thủy sản đang chuyển dịch mạnh mẽ từ các nước Đông Nam Á và nhiều quốc gia khác sang những nước đang phát triển, nhưng cung vẫn chưa đủ cầu. Ngành công nghiệp nuôi trồng thủy sản đã tăng gấp đôi sản xuất từ năm 2000 để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ. Nếu tốc độ tăng trưởng của ngành vẫn duy trì như hiện nay, dự báo đến năm 2030 sản lượng của toàn thế giới sẽ tăng thêm 50 triệu tấn để đáp ứng nhu cầu.

Ở một số nơi nhất định trên thế giới, nuôi trồng thủy sản vẫn tăng trưởng 10% hàng năm. Trong khi tốc độ tăng trưởng trung bình đạt khoảng 6 – 7% trong các ngành khác như khai thác cá biển, tương tự tốc độ tăng trưởng của ngành sản xuất trứng, gia cầm, sữa và thịt heo. Để thu hẹp khoảng cách giữa cung và cầu protein, còn cần phải cải thiện hiệu quả sản xuất thức ăn chăn nuôi. Cá có tỷ lệ biến đổi thức ăn tốt nhất so với các vật nuôi khác. Ví dụ, FCR của bò gấp 3 – 5 lần đầu vào cần phải có để đạt sản lượng cân nặng tương tự như cá. Năm 2012, thế giới thu hoạch 34 triệu tấn cá nuôi, chiếm 49% tổng sản lượng thủy sản cả khai thác và nuôi. Đến nay, tỷ lệ này đã tăng lên 54%. Trung Quốc và Đông Nam Á sẽ tiếp tục dẫn đầu thế giới về nuôi thủy sản. Nhưng cần thuyết phục nhiều quốc gia khác đầu tư hơn cho nuôi thủy sản, đặc biệt là Mỹ và Canada. Ngoài ra, nuôi trồng thủy sản còn nhiều dư địa phát triển ở châu Âu và Nam Phi.

Hiện nay, cá hồi luôn được coi là một sản phẩm thủy sản “kinh điển”. Dù giá đắt đỏ và thị trường bất ổn nhưng với hàm lượng protein và giá trị dinh dưỡng cao nên sản phẩm này vẫn chiếm lĩnh thị trường. Ngoài cá hồi, tôm, cá tra và cá rô phi sẽ là những đối tượng nuôi chủ lực. Đặc biệt, nuôi tôm đang tiếp tục mở rộng và tăng nhanh trên toàn cầu trong những mô hình mới. Do đó, đa dạng đối tượng nuôi vẫn luôn là chiến lược cần thiết, cùng với công nghệ dinh dưỡng và nhiệm vụ tìm kiếm các thành phần thức ăn thay thế bền vững.


Có thể bạn quan tâm

bon-yeu-to-nuoi-tom-thanh-cong Bốn yếu tố nuôi tôm… giai-phap-chong-nong-ao-nuoi Giải pháp chống nóng ao…