Phân bón Lâm Thao nguồn năng lượng cho cây nhãn sai, ngọt
Đó là nhận xét của ông Lò Văn Toán - dân bản Chiềng Khoong (xã Chiềng Khoong, huyện Sông Mã, Sơn La) về hiệu quả trong việc sử dụng phân bón Lâm Thao.
Khi bón mới hiểu giá trị của phân bón
Đến với huyện Sông Mã (tỉnh Sơn La) vào những ngày này – khi mùa cây trên nương còn chưa kịp tròn tán, cảm nhận về một mùa bội thu của những người làm vườn đã khá rõ ràng. Cả một vùng đất mênh mông dọc dòng sông Mã hùng vĩ ngút ngát một màu xanh của nhãn – thứ cây mũi nhọn lớn nhất của huyện Sông Mã.
Ông Nguyễn Đắc Phương - Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Hiện toàn huyện có trên 4.000ha cây nhãn và người dân vẫn đang tiếp tục phát triển cả về số lượng và chất lượng cây nhãn cũng như đầu tư để nâng cao chất lượng long nhãn, đáp ứng nhu cầu của thị trường hàng hóa.
Huyện cũng đã vào cuộc quyết liệt giúp nông dân quy hoạch địa bàn sản xuất phù hợp với loại cây này; tìm giải pháp giúp người dân có những giống tốt nhất để có sản lượng cao, chất lượng quả tốt, kéo dài thời gian chín, nâng cấp lò sấy long nhãn, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt, lực lượng khuyến nông đã bám sát nông dân để hướng dẫn bà con chăm sóc, tỉa cành, bón phân hợp lý cho cây nhãn – một việc mà trước đây bà con trồng nhãn chưa thật sự quan tâm.
Ở đây bà con đã quen với cái tên phân bón Lâm Thao, nhưng quan trọng hơn là trong hàng chục năm qua loại phân bón này luôn có giá cả hợp lý, không có hàng kém chất lượng và các đại lý sẵn sàng bán trả chậm nên bà con nông dân chúng tôi vẫn lựa chọn phân bón Lâm Thao”.
Ông Lò Văn Toán
Tâm sự của anh Phương làm tôi nhớ lại hơn 10 năm trước – khi cây nhãn bắt đầu phát triển mạnh ở Sông Mã với diện tích chừng hơn 1.500ha, ý thức bón phân cho cây nhãn vẫn chưa phổ cập trong người dân. Khi ấy tôi đã có dịp đến thăm trang trại nhãn của Anh hùng Lao động Quàng Văn Một ở bản Nậm Pù, xã Huổi Một, huyện Sông Mã.
Trang trại rộng tới mấy ha, đều trồng nhãn nhưng sản lượng nhãn không cao. Khi hỏi chuyện, ông Một thật thà bảo: Tuy là một trong những hộ dân tộc Khơ Mú tiên phong chuyển hướng sản xuất, xóa bỏ cây thuốc phiện, làm kinh tế trang trại với cây nhãn mang lại thu nhập cao và ổn định, nhưng khi tôi trồng cũng chưa biết cách lựa chọn giống tốt và cũng chưa có tiền để mua phân bón cho cây nên năng suất và chất lượng cũng chỉ ở mức trung bình.
Nói về việc bón phân cho cây nhãn, bà Phạm Thị Liên ở bản Tiên Cang, xã Chiềng Cang – hộ có tới 3ha nhãn, cho biết: Cây nhãn ở đây vốn có nguồn gốc từ quê nhãn Hưng Yên. Nhãn theo chân người dân lên Sông Mã xây dựng vùng kinh tế mới đã 50-60 năm nay. Những ngày đầu chỉ đơn giản là trồng cho đỡ nhớ quê, trồng để lấy quả ăn vặt. Nào ngờ đất Sông Mã hợp với nhãn, giá nhãn ngày càng cao nên khoảng 15 năm trở lại đây, cây trồng này phát triển rất mạnh. Tuy vậy, việc bón phân cho nhãn cũng mới được người dân chú trọng chừng 10 năm trở lại đây và đã mang lại hiệu quả rõ rệt thông qua chất lượng quả to, cùi dày, ngọt, sản lượng quả tăng cao và đặc biệt là giảm hẳn hiện tượng “xôi đỗ” – năm có quả, năm không có quả như khi chưa bón phân...
Phân bón Lâm Thao - năng lượng kích cầu với nông dân
Cũng theo bà Liên, việc bón phân cho cây nhãn nói riêng và cây trồng nói chung ở Sông Mã này bây giờ đã thành một việc làm thường xuyên, được nông dân quan tâm. “Người dân ở đây đã quen với việc đầu tư mua phân bón để thúc cho cây trái đạt năng suất cao hơn và chất lượng tốt hơn. Ngay như nhà tôi, có 3ha nhãn thì mỗi năm cũng sử dụng tới hàng tấn phân bón các loại của hãng phân bón Lâm Thao. Phân bón Lâm Thao đã được chúng tôi sử dụng trong nhiều năm qua và cho hiệu quả tốt”.
Còn với ông Lò Văn Toán - dân bản Chiềng Khoong, năm nào ông cũng mua phân bón Lâm Thao để bón cho nhãn và ngô, lúa. Mỗi gốc nhãn một năm bón ít nhất 2 lần gồm đạm ure và kali giúp cây khỏe, nhiều hoa, đậu lắm quả và quả to, ngọt. “Việc bón phân cho cây không chỉ tăng năng suất mà còn làm tăng thêm giá trị từ mỗi cân quả. Nếu quả bé, nhạt, năng suất cũng giảm đi rất nhiều và tất nhiên khách hàng thường trả giá rất rẻ. 4 năm nay, từ khi chúng tôi vận dụng việc ghép nhãn để lấy chất lượng quả cao hơn thì việc bón phân cho cây càng trở nên quan trọng. Mỗi năm, giữa 2 gốc nhãn này tôi đầu tư tới hơn nửa tạ phân bón Lâm Thao, gồm đạm ure và lân, kali các loại… Nhờ thế nên mỗi gốc nhãn của tôi hàng năm cho thu vài tạ quả, trị giá tới mấy triệu bạc” - ông Toán cho biết.
Hỏi kinh nghiệm chọn phân bón nào tốt cho cây nhãn, ông Toán thật thà bảo: Các chú cứ đến mấy chục cái đại lý phân bón ở dọc mấy chục cây số từ Mường Sai, Chiềng Khương vào tới Mường Lầm, Nậm Ty thuộc huyện Sông Mã này thì sẽ thấy phân bón Lâm Thao vẫn là chủ đạo. Ở đây bà con đã quen với cái tên phân bón này nhưng quan trọng hơn là trong hàng chục năm qua loại phân bón này luôn có giá cả hợp lý, không có hàng kém chất lượng và các đại lý sẵn sàng bán trả chậm nên bà con nông dân chúng tôi vẫn lựa chọn phân bón Lâm Thao.
“Với cách kết hợp giữa phân bón Lâm Thao với phân chuồng, phân xanh như cán bộ khuyến nông thường xuyên hướng dẫn thì không chỉ mang lại năng suất lúa, ngô, hoa quả đạt cao mà còn cho những cây sinh trưởng dài ngày sức phát triển mạnh, bền, chắc khỏe, đáp ứng thu hoạch lâu dài và phòng, chống bệnh tật rất tốt”- ông Toán nói.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ