Tin thủy sản Phát hiện Virus mới gây bệnh trên tôm thẻ chân trắng ở Ấn Độ

Phát hiện Virus mới gây bệnh trên tôm thẻ chân trắng ở Ấn Độ

Tác giả Đào Minh, ngày đăng 29/01/2021

Khoa Tài nguyên sinh vật biển (Đại học Andhra - Ấn Độ) đã phát hiện một loại virus mới đang ảnh hưởng đến tôm thẻ chân trắng mà trước đó được biết chỉ có ở Thái Lan và Việt Nam.

Virus này đã gây thiệt hại đối với ngành tôm Ấn Độ trên 10 tỉ rupi (tương đương 146 triệu USD) mỗi năm.

Hàng năm, Ấn Độ sản xuất trên 40,9 triệu tấn tôm, trong đó bang Andra Pradesh chiếm 70%. Dự kiến trong những năm tới, xuất khẩu tôm Ấn Độ sẽ đạt 60 tỉ rupi (khoảng 879 triệu USD).

Bệnh do virus này gây ra nhiễm trùng kép được gọi là bệnh biến dạng đốt bụng (Abdominal Segment Deformity Disease - ASDD) và vi bào tử trùng (EHP) đang ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm thẻ chân trắng.

Tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) được đưa vào Ấn Độ năm 2008, khi nuôi trồng thủy sản phát triển đến đỉnh điểm. Tôm bố mẹ được nhập khẩu từ Hawaii bởi Trung tâm Nuôi trồng thủy sản Rajiv Gandhi và cung cấp cho các trại sản xuất giống sau khi đã qua sàng lọc.

Tuy nhiên, giáo sư R. Janakiram ở Khoa Tài nguyên sinh vật biển chỉ ra rằng một số chủ trại sản xuất giống đã nhập khẩu trực tiếp từ Hawaii và đưa vào sản xuất mà không qua sàng lọc, đây có thể là nguyên nhân của việc lan truyền dịch bệnh ra khắp nơi.

Trong khi đó, một học giả nghiên cứu của khoa này, Gandham Krishna Geetha, đã khám phá ra một loại probiotic mới có thể kháng nhiều bệnh. Geetha đã cố gắng phân lập một dòng mới của Bacillus cereus từ ruột của tôm sú bố mẹ ngoài tự nhiên, chứng minh dòng này đối kháng với Vibrio harveyi và có thể được dùng như là một chế phẩm sinh học trên tôm sau những thử nghiệm thực địa.


Có thể bạn quan tâm

su-dung-nam-mentorula-trong-nuoi-tom Sử dụng nấm mentorula trong… nuoi-ca-loc-trong-ruong-lua-o-binh-dinh Nuôi cá lóc trong ruộng…