Tin nông nghiệp Phát triển cây trồng công nghệ sinh học Vẫn chưa như mong đợi

Phát triển cây trồng công nghệ sinh học Vẫn chưa như mong đợi

Tác giả Thuận Hải, ngày đăng 28/09/2016

Có nhiều chính sách ưu tiên

Theo ông Trần Xuân Định – Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) trong lĩnh vực nông nghiệp được coi là giải pháp đột phá xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam phát triển toàn diện theo hướng hiện đại. Do đó, Trong 5 năm qua, nhà nước đã ban hành nhiều chính sách với mức ưu tiên cao cho lĩnh vực này.

Giống ngô GMO của Công ty TNHH Syngenta trồng tại Đồng Tháp.

Riêng năm 2015, diện tích trồng ngô cả nước đạt gần 1.180ha, năng suất trung bình đạt 44,8 tấn/ha, sản lượng gần 5,3 triệu tấn. Trong đó, giống ngô lai chiếm 100% diện tích trong cơ cấu giống sử dụng với tổng sản lượng hạt giống cung cấp cho sản xuất khoảng 24.000 tấn.

Cũng theo Cục Trồng trọt, hiện đang có khoảng trên dưới 50 giống ngô trong cơ cấu sản xuất, trong đó có 16 giống ngô GMO đã được Bộ NNPTNT công nhận. Cũng theo Cục Trồng trọt, lượng hạt giống ngô GMO nhập khẩu tính tới cuối tháng 8.2016 đạt khoảng 1.000 tấn.

Lượng hạt giống ngô GMO đã cung cấp ra thị trường khoảng 200 tấn, tương ứng với diện tích khoảng 100.000ha. Có 3 đơn vị nhập khẩu chủ yếu gồm Công ty TNHH Syngenta Việt Nam, Công ty TNHH Dekalb Việt Nam và Công ty TNHH Hạt giống C.P Việt Nam.

Phát triển vẫn chưa như mong đợi

Tuy vậy, tại hội thảo “20 năm thương mại hóa cây trồng CNSH trên thế giới và tình hình phát triển tại Việt Nam”, nhiều ý kiến cho rằng tốc độ phát triển của việc sử dụng giống ngô GMOtrong sản xuất còn rất hạn chế.

Hơn 40 sự kiện GMO được công nhận tại Việt Nam

PGS.TS Phạm Văn Toản: Hiện Việt Nam đã công nhận 24 sự kiện GMO đủ điều kiện an toàn làm thực phẩm và sản xuất TACN. Sắp tới, sẽ có thêm 20 sự kiện GMO khác được các cơ quan chức năng chuẩn bị hồ sơ để công nhận.

Theo ông Trần Xuân Định – Cục Phó Cục Trồng trọt, nguyên nhân khiến cây trồng GMO chưa được nhiều nông dân chấp nhận tại Việt Nam do giá hạt giống chưa hợp lý, nông dân chưa quen sử dụng giống ngô GMO với giá vượt trội hơn giá ngô lai F1. Trong khi đó, ngô thương phẩm giá thấp kỷ lục, các doanh nghiệp cung ứng chưa đánh giá hết thực trạng ngô và ngô GMO ở Việt Nam.

Ông Định cho rằng giống ngô GMO chỉ mang lại hiệu quả tối ưu ở những vùng trồng ngô trọng điểm, chịu áp lực cao về sâu đục thân, đục bắp, đục cờ và cỏ dại, nông dân có tập quán sử dụng thuốc trừ cỏ phun cho ngô ở giai đoạn 3 – 4 lá.

Do đó, các Công ty giống ngô GMO cần có nghiên cứu khả thi nhằm đánh giá toàn diện vùng sinh thái nào cần sử dụng giống ngô GMO. Ngược lại, ở những vùng sinh thái không chịu những áp lực kể trên, nên khuyến cáo nông dân dùng giống ngô truyền thống để giảm chi phí mà vẫn đảm bảo năng suất và hiệu quả kinh tế.

Còn theo PGS.TS Phạm Văn Toản – Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, muốn các giống cây trồng GMO phát triển tại Việt Nam, phải loại bỏ ý kiến chủ quan, loại bỏ những định kiến cỏn con về vấn đề cây trồng CNSH. Trong khi đó, nhận thức của xã hội cũng ảnh hưởng tới việc chấp nhận, đánh giá các tiến bộ của CNSH trong nông nghiệp.

Ông Lưu Quang Định – Tổng biên tập báo Nông thôn Ngày nay cho rằng, là một nước sản xuất nông nghiệp lớn, có nhiều điều kiện để ứng dụng cây trồng CNSH, việc tăng cường truyền thống về cây trồng CNSH, trong đó có cây trồng GMO là rất quan trọng.

Do đó, ông Định đề xuất các cơ quan quản lý nhà nước cần chủ động, thường xuyên cung cấp thông tin chính thống về cây trồng CNSH đến các cơ quan báo chí, truyền thông. Riêng đối với các doanh nghiệp, cần công khai, minh bạch các thông tin về cây trồng CNSH, thường xuyên trao đổi với các cơ quan báo chí về kết quả khảo, kiểm nghiệm cũng như giải quyết các thắc mắc của các cơ quan báo chí. Qua đó, đánh giá đúng tầm quan trọng và ảnh hưởng của cây trồng GMO đối với phát triển của ngành nông nghiệp.


Có thể bạn quan tâm

trung-quoc-giam-mua-gia-heo-hoi-di-xuong Trung Quốc giảm mua, giá… xuat-khau-rau-qua-du-kien-dat-2-5-ty-usd Xuất khẩu rau quả dự…