Mô hình kinh tế Phát Triển Nuôi Cá Lồng Bền Vững Tại Các Tỉnh Miền Núi Phía Bắc

Phát Triển Nuôi Cá Lồng Bền Vững Tại Các Tỉnh Miền Núi Phía Bắc

Ngày đăng 16/07/2014

Là chủ đề chính tại Diễn đàn Khuyến nông @Nông nghiệp diễn ra sáng 15/7/2014 tại TP Việt Trì (Phú Thọ) do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Sở NN&PTNT Phú Thọ phối hợp tổ chức.

Theo báo cáo của các địa phương, năm 2013 diện tích nuôi cá lồng, bè của các tỉnh miền núi phía Bắc là 3.408 lồng với sản lượng 5.689 tấn; tập trung chủ yếu tại các tỉnh Hòa Bình (1.350 lồng, sản lượng 3.000 tấn), Sơn La (540 lồng, sản lượng đạt 864 tấn), Phú Thọ (472 lồng, sản lượng 1.358 tấn).

Đối tượng nuôi chính bao gồm từ các loài cá truyền thống như trắm, chép, rô phi, điêu hồng... đến các loài có giá trị kinh tế như cá nheo mỹ, lăng, chiên...

Nuôi cá lồng bè của các tỉnh miền núi phía Bắc tuy còn gặp nhiều khó khăn, chưa tạo nguồn cho xuất khẩu, nhưng đã mang lại những hiệu quả xã hội lớn như: cung cấp nguồn thực phẩm tại chỗ, cải thiện đời sống cho đồng bào miền núi, giải quyết công ăn việc làm, giảm áp lực khai thác nguồn cá tự nhiên...

Phát biểu tại Diễn đàn, ông Phan Huy Thông - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết: Các tỉnh miền núi phía Bắc có nhiều tiềm năng phát triển nuôi cá lồng, bè trên các sông, hồ, tuy nhiên đến nay còn nhiều hạn chế. Hầu hết mang tính tự phát, thiếu kỹ thuật, chưa chủ động được nguồn giống, yếu trong phòng trị bệnh...

Chính vì vậy, hiệu quả chưa cao, thiếu bền vững, từ đó gây ra rủi ro về kinh tế cho người nuôi và áp lực với môi trường như ô nhiễm, dịch bệnh...


Có thể bạn quan tâm

day-manh-co-gioi-hoa-khau-thu-hoach-va-sau-thu-hoach-lua Đẩy Mạnh Cơ Giới Hóa… cap-bu-lai-suat-phat-trien-thuy-san Cấp Bù Lãi Suất Phát…