Tin thủy sản Ra mắt bộ chuỗi khối (blockchain) dành cho nuôi trồng thủy sản ở Bangladesh

Ra mắt bộ chuỗi khối (blockchain) dành cho nuôi trồng thủy sản ở Bangladesh

Tác giả 2LUA.VN biên dịch, ngày đăng 04/11/2020

Một cuộc thử nghiệm nhằm kiểm tra công nghệ blockchain làm thể nào có thể cải thiện khả năng truy xuất nguồn gốc trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản của Bangladesh dự kiến sẽ được cho ra mắt trong tuần này.

Những người nông dân nuôi cá chép ở Bangladesh được hưởng lợi ích từ việc áp dụng công nghệ blockchain. Ảnh: ByteAlly

ByteAlly đã hợp tác với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) initiative Feed the Future - Hoạt động Dinh dưỡng và Nuôi trồng Thủy sản của Bangladesh (BANA) để thử nghiệm, hoạt động này nhằm để triển khai một hệ thống dựa trên nền tảng công nghệ blockchain để theo dõi hành trình của một giống cá chép mới có năng suất cao từ trang trại đến đĩa ăn.

Dự án sẽ tích cực thúc đẩy hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm và các lợi ích của hệ thống này đối với những người đầu tư vào ngành thủy sản ở Bangladesh.

Rajendra Rao - tổng giám đốc của IBM Food Trust giải thích: “Bằng cách giảm khung thời gian truy xuất nguồn gốc của một thực phẩm nhất định xuống chỉ trong vài giây, chúng tôi có thể giải quyết được ba trong số những mối bận tâm cốt yếu của người tiêu dùng mà những mối bận tâm này ngăn cản họ thưởng thức hải sản: an toàn, bền vững và tính xác thực”.

Dự án BANA trị giá 24 triệu đô la được khởi động vào năm 2018 đã phát triển một giống cá chép mới có năng suất cao mà có thể tăng trưởng đến kích cỡ thị trường trong khoảng 18 tháng (thay vì 24 tháng) dẫn đến tăng thu nhập đáng kể cho những người nông dân đang chăn nuôi giống mới này. Căn cứ vào sự tập trung của BANA vào việc cải thiện chất dinh dưỡng và lợi nhuận nông nghiệp để cung cấp cho dự án, người ta rất có hứng thú đưa giống cá này vào thị trường nhanh hơn. BANA muốn sử dụng một hệ thống blockchain để theo dõi và giám sát hành trình của giống cá chép này thông qua chuỗi giá trị để thiết lập niềm tin, kiểm soát rủi ro và đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Giai đoạn hai của dự án sẽ bao gồm các nhà phân phối, chế biến và bán lẻ cá. 

Công nghệ

ByteAlly sẽ sử dụng công nghệ blockchain của IBM Food Trust được kết hợp với các thành phần do chính họ xây dựng sau đây.

Phần mềm hoạch định tài nguyên doanh nghiệp (ERP) dựa trên nền tảng đám mây nhằm thay thế các quy trình bằng giấy tờ và để quản lý các hoạt động của trang trại. Nó sẽ hoạt động như nguồn dữ liệu mà từ đó dữ liệu sẽ được tải lên blockchain.

Ứng dụng Android dành cho các nhà đầu tư tải lên thông tin truy xuất nguồn gốc từ những chiếc điện thoại thông minh của họ.

GS1 EPCIS API dùng để định dạng dữ liệu nhận được từ nhiều nguồn (hệ thống phần mềm, ứng dụng di động, IoT, v.v.) thành dữ liệu có thể tương tác được (tuân thủ GS1 EPCIS). GS1 EPCIS là một tiêu chuẩn do GS1 phát triển có khả năng tương tác trong phạm vi chuỗi cung ứng. Hệ thống Blockchain của IBM Food Trust yêu cầu dữ liệu được tải lên phải tuân theo tiêu chuẩn GS1 EPCIS.

Cơ sở dữ liệu đám mây IoT dùng để nhận dữ liệu từ các cảm biến IoT và truyền dữ liệu đến mạng lưới blockchain.

"Đây là blockchain truy xuất nguồn gốc thực phẩm trên quy mô lớn đầu tiên tập trung vào nuôi trồng thủy sản trong khu vực. Nó sẽ chứng minh khả năng truy vết nguồn gốc của cá và đảm bảo chất lượng thực phẩm, do đó mang lại giá bán cao hơn cho những người chăn nuôi cá", Anand Sukumaran - Phó chủ tịch phát triển tại ByteAlly giải thích.

Các bên liên quan

Giai đoạn đầu tiên của dự án sẽ bao gồm các trại sản xuất giống, vườn ươm và các trang trại nuôi cá thương phẩm từ huyện Jessore của Bangladesh. Giai đoạn thứ hai sẽ bao gồm các nhà phân phối, nhà chế biến và nhà bán lẻ.


Có thể bạn quan tâm

xu-huong-buon-ban-tom-sach-benh-duoc-tiet-lo Xu hướng buôn bán tôm… ecuador-that-chat-an-toan-sinh-hoc-tom Ecuador thắt chặt an toàn…