Tại sao biến đổi khí hậu gia tăng dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản biển?
Các sự kiện thời tiết cực đoan và điều kiện đại dương thay đổi đang tạo ra thách thức khó lường cho nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là tỷ lệ mắc bệnh ngày càng tăng. Vậy tại sao biến đổi khí hậu làm dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản biển xảy xa nhiều hơn?
Bất cứ ai đã ở Pháp vào mùa hè năm 2018 đều có thể chứng thực về nhiệt độ đã tràn qua đất nước này. Từ Bắc tới Nam, quốc gia này đã phải trải qua mùa hè nóng bỏng thứ hai từ trước cho tới nay. Các nhà sản xuất động vật có vỏ của Étang de Thau tại Pháp đã phải vật lộn bởi những con hàu và vẹm bị chết do đợt malaïgue (khoảng thời gian nhiệt độ cao kéo dài và ít gió).
Đại dương luôn là một môi trường rất năng động, với những điều kiện luôn thay đổi đặt ra những thách thức cho ngành nuôi trồng thủy sản biển. Tuy nhiên, vì sự thay đổi khí hậu do con người gây ra đã làm trái đất nóng lên và xuất hiện ngày càng nhiều đợt nắng nóng kéo dài, mang đến những thách thức mới liên quan đến bệnh tật.
Chúng ta đều biết, nhiệt độ đóng vai trò chính trong sự tăng trưởng và sức khỏe của các loài thủy sản. nhiệt độ cao hơn thường liên quan đến nhu cầu chuyển đổi và tiêu hao năng lượng cao hơn. Trong một sự thay đổi bất ngờ, các loài cá có vây có thể giảm sự thèm ăn khi nuôi ở nhiệt độ cao hơn ngưỡng thích hợp quá lâu mặc dù trao đổi chất của chúng vẫn tiếp tục tăng. Việc thiếu ăn làm cá không khỏe và tạo điều kiện cho stress và mẫn cảm với mầm bệnh.
Nhiệt độ không chỉ tác động xấu cho tôm cá nuôi. Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Tommy Leung, một nhà ký sinh trùng tại Đại học New England ở Úc đã chỉ ra rằng nhiệt độ cũng có mối quan hệ với mức độ nghiêm trọng và thời gian bùng phát dịch bệnh. “ Nếu bạn ở một vùng nhiệt độ thấp hơn, bạn có thể sẽ bị ổ dịch làm chết một nửa số vật nuôi trong khi ở vùng nhiệt đới nơi có nhiệt độ cao thì tỉ lệ chết sẽ lên tới 90%”, Leung giải thích. Dịch bệnh ở những vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới cũng xảy ra trong khoảng thời gian ngắn hơn và nghiêm trọng hơn nhiều. Điều này có nghĩa là bạn có thể có ít thời gian hơn để đối phó với bất kỳ ổ dịch tiềm tàng nào.
Với nhiệt độ ngày càng tăng, có thể các vùng ôn đới cũng sẽ có các đợt bùng phát ngắn hơn và nghiêm trọng hơn. Đối với một số mầm bệnh và ký sinh trùng thường không hoạt động trong điều kiện mùa đông (khi nhiệt độ thấp), nhưng nếu biến đổi khí hậu làm mùa đông ấm lên thì thời kỳ ngủ đông của mầm bệnh sẽ bị bỏ qua, do đó làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của ký sinh trùng.
Nhiệt độ không phải là yếu tố duy nhất liên quan đến biến đổi khí hậu cần phải cảnh giác. Độ pH thấp hơn và giảm oxy có thể gây căng thẳng cho cả động vật có vỏ và cá vây, nhưng có lẽ đáng ngạc nhiên hơn cả là bệnh tật được kích hoạt bởi những thay đổi về độ mặn.
“Với cường độ và tần suất của các cơn bão đang gia tăng ở nhiều nơi trên toàn cầu, lượng mưa tăng và sự gia tăng lưu lượng nước có thể giảm độ mặn của nước biển. Thay đổi về độ mặn sẽ đưa ra những thách thức đối với khả năng duy trì cân bằng ion và cân bằng nội môi.” Tiến sĩ Robert Ellis, một nhà sinh lý học tại Đại học Exeter Vương quốc Anh giải thích. Điều này khi kết hợp với sự tăng lên của năng lượng để duy trì trạng thái sinh lý ổn định, vật nuôi có thể dễ mắc bệnh hơn. Chẳng hạn, sự nhạy cảm của tôm nuôi đối với hội chứng đốm trắng có liên quan đến việc giảm độ mặn.
Bên cạnh sự thay đổi độ mặn, bão và dòng chảy của chúng mang đến những vấn đề khác như ô nhiễm, chất dinh dưỡng và mầm bệnh. Bên cạnh việc tăng nguy cơ nhiễm E coli và các bệnh khác có thể làm sụp đổ ngành công nghiệp, tăng lượng nitrat, amoni và diệp lục tố cũng có liên quan đến sự bùng phát dịch bệnh như bệnh mang amip.
Đáng buồn thay, khi nói đến việc cải thiện các tác động như vậy, không có giải pháp dễ dàng.
Áp dụng nhanh chóng các chiến lược địa phương, quốc gia và toàn cầu nhằm giảm đáng kể lượng khí thải nhà kính sẽ làm giảm mức độ ảnh hưởng, nhưng các biện pháp giảm thiểu vẫn là cần thiết.
Sự phát triển trong di truyền học mang đến tiềm năng tối ưu hóa việc nhân giống chọn lọc để tạo ra những động vật dẻo dai hơn. Bên cạnh đó, hệ thống cảnh báo sớm sẽ rất cần thiết. Điều này có nghĩa là tăng cường giám sát các điều kiện môi trường cũng như các dấu hiệu căng thẳng, bệnh tật và ký sinh trùng, để phát hiện mầm bệnh càng sớm càng tốt. Leung cũng khuyến khích các nhà nuôi trồng thủy sản theo dõi sự phát triển của mầm bệnh và ký sinh trùng trong trang trại của họ.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ