Tin thủy sản Tăng cường phòng chống nguy cơ bùng phát bệnh đốm trắng và hoại tử gan tụy cấp

Tăng cường phòng chống nguy cơ bùng phát bệnh đốm trắng và hoại tử gan tụy cấp

Tác giả Văn Thọ, ngày đăng 01/06/2018

Trước những diễn biến thất thường của thời tiết, Tổng cục Thủy sản vừa ban hành công văn số 1805/TCTS-NTTS gửi Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh/thành phố ven biển chỉ đạo tăng cường quản lý trong nuôi tôm nước lợ nhằm hạn chế nguy cơ bùng phát bệnh đốm trắng (WSSV) và hoại tử gan tụy cấp (AHPND) trên tôm nước lợ và giảm thiểu thiệt hại cho người nuôi.

Ảnh minh họa

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, trong thời gian tới thời tiết có diễn biến bất thường như ngày nắng nóng, chiều tối có mưa rào làm một số yếu tố môi trường biến động như chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn, độ mặn, pH, DO... đây là những tác nhân có thể dẫn tới sự bùng phát bệnh (WSSV) và (AHPND) trên tôm nước lợ.

Trước những diễn biến thất thường của thời tiết, để hạn chế nguy cơ bùng phát bệnh (WSSV) và (AHPND) trên tôm và giảm thiểu thiệt hại cho người nuôi đồng thời thúc đẩy phát triển nuôi trồng thủy sản một cách bền vững, Tổng cục Thủy sản yêu cầu Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh/thành phố ven biển chỉ đạo tăng cường quản lý trong nuôi tôm nước lợ, triển khai một số giải pháp để phòng chống nguy cơ bùng phát dịch bệnh đốm trắng trên tôm. Yêu cầu các địa phương tiếp tục tăng cường chỉ đạo trong quản lý giống tôm nước lợ; thực hiện nghiêm túc về khung lịch thời vụ thả giống tôm nước lợ năm 2018. Bên cạnh đó, thực hiện các giải pháp tăng cường quản lý nuôi tôm ngao (nghêu) theo công văn số 1563/TCTS-NTTS của Tổng cục Thủy sản ngày 08/5/2018.

Ngoài ra, cần chủ động trong công tác hạn chế nguy cơ bùng phát dịch bệnh trên tôm, tiến hành phun khử trùng bờ ao nuôi bằng hóa chất khử trùng. Đối với các cơ sở nuôi cần hạn chế đi vào cơ sở, người chăm sóc, quản lý cơ sở nuôi hạn chế sang các cơ sở bị bệnh hoặc tôm chết chưa rõ nguyên nhân. Tuyệt đối không lấy thêm nước từ ngoài hệ thống cấp nước chung vào ao nuôi khi chưa xác định được nguồn nước an toàn. Định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học để cải thiện môi trường nước, kiểm soát mật độ tảo, ổn định pH và độ kiềm, giảm khí độc H2S, NH3, NO2 và  kiểm soát mật độ vi khuẩn Vibrio. Thường xuyên duy trì và ổn định môi trường ao nuôi và nâng cao sức đề kháng cho tôm theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật.


Có thể bạn quan tâm

quy-trinh-nuoi-tom-3-pha-de-kiem-soat-dich-benh-gan-tuy-cap-tinh-tren-tom Quy trình nuôi tôm 3… nang-nang-suat-tom-su-tom-the-chan-trang Nâng năng suất tôm sú,…