Thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch thủy sản
Nội dung thỏa thuận thực hiện giữa Cục Quản lý Chất lượng Sản phẩm thủy sản quốc gia, Bộ Hải dương và Thủy sản Hàn Quốc với Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản, Bộ NN&PTNT Việt Nam.
An toàn vệ sinh thực phẩm được nhiều doanh nghiệp thủy sản chú trọng Ảnh: An Đăng
Mục đích tăng cường mối quan hệ hợp tác song phương trong lĩnh vực kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản và các sản phẩm thủy sản và kiểm soát an toàn thực phẩm, dịch bệnh đối với thủy sản sống xuất khẩu giữa hai nước.
Phạm vi áp dụng
Áp dụng đối với: Thủy sản sống và các sản phảm thủy sản chưa chế biến dùng làm thực phẩm cho người; Các động vật và thực vật sống dưới nước được chế biến như: cắt khúc, gia nhiệt, làm khô, ướp muối, ngâm muối… không sử dụng hóa chất phụ gia hoặc các nguyên liệu khác.
Lĩnh vực hợp tác
Hai bên sẽ hợp tác thông qua các hoạt động:
- Bảo đảm kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm và an toàn thực phẩm, ngăn ngừa dịch bệnh đối với thủy sản sống xuất khẩu sang nước đối tác;
- Trao đổi thông tin về các luật và quy định trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm và ngăn ngừa dịch bệnh đối với thủy sản sống, cũng như việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung và thực thi các luật và quy định có liên quan;
- Tổ chức các chuyến công tác tại nước đối tác để thanh tra điều kiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm của các cơ sở xuất khẩu, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm và kiểm dịch thủy sản sống, tham vấn thông tin về phương pháp kiểm tra và kiểm dịch;
- Tổ chức các hội nghị, hội thảo để tăng cường năng lực của mỗi bên.
Đăng ký và kiểm soát các cơ sở sản xuất
- Các sản phẩm và thủy sản sống xuất khẩu sang nước đối tác phải được sản xuất tại các cơ sở đăng ký với cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu về thanh tra và kiểm dịch. Cơ quan thẩm quyền của nước xuất khẩu sẽ cung cấp danh sách các cơ sở đăng ký cho cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu;
- Cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu bảo đảm rằng các cơ sở đã đăng ký tuân thủ theo các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm của nước nhập khẩu. Trong trường hợp thủy sản sống được xuất khẩu trực tiếp từ các cơ sở nuôi thì cơ sở nuôi phải đáp ứng các quy định về kiểm dịch của nước nhập khẩu;
- Cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu định kỳ tổ chức thanh tra; ghi nhận và giám sát các kết quả quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm đảm bảo các cơ sở đã đăng ký đáp ứng yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, yêu cầu về kiểm dịch (trong trường hợp cơ sở nuôi) của nước nhập khẩu;
- Các bên cung cấp những điều kiện thuận lợi cho chuyến thanh tra của nước nhập khẩu đối với các cơ sở đã đăng ký để bảo đảm việc thực thi của thỏa thuận này;
- Nước xuất khẩu định kỳ mỗi quý thông báo cho nước nhập khẩu thông tin cập nhật của các cơ sở đã đăng ký, bao gồm tên, địa chỉ và mã số.
Cấp chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm và/hoặc chứng nhận kiểm dịch
Các sản phẩm và thủy sản sống xuất khẩu sang nước đối tác phải kèm theo chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm và/hoặc chứng nhận kiểm dịch do cơ quan thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp; Bên xuất khẩu sẽ cấp các giấy chứng nhận theo mẫu do bên nhập khẩu cung cấp.
Thủ tục xử lý trong trường hợp bị tạm đình chỉ nhập khẩu
- Khi sản phẩm và thủy sản sống nhập khẩu bị phát hiện vi phạm bất kỳ các vấn đề vệ sinh và/hoặc an toàn thực phẩm, nước nhập khẩu sẽ cung cấp thông tin cảnh báo và đề nghị nước xuất khẩu thực hiện điều tra nguyên nhân cảnh báo và thực hiện các biện pháp phòng ngừa, tránh xảy ra các trường hợp tương tự. Bên nhập khẩu có thể tạm đình chỉ nhập khẩu của sản phẩm được sản xuất, bao gói tại cơ sở vi phạm cho đến khi sai lỗi được khắc phục hoàn toàn.
- Bên nhập khẩu có thể kiểm tra tăng cường đối với nhóm sản phẩm bị cảnh báo xuất khẩu tiếp theo của cơ sở vi phạm. Việc kiểm tra tăng cường này sẽ được gỡ bỏ khi nước nhập khẩu chấp nhận kết quả điều tra nguyên nhân và các biện pháp khắc phục của nước xuất khẩu.
- Việc tạm đình chỉ xuất khẩu sẽ được gỡ bỏ theo thủ tục.
Thỏa thuận này không nhằm tạo ra thêm bất kỳ nghĩa vụ pháp lý nào theo luật pháp quốc tế; Được thực hiện trong khuôn khổ luật pháp của hai nước và trong phạm vi tài chính và nhân sự sẵn có của hai bên. Thỏa thuận này có hiệu lực sau 3 tháng kể từ ngày ký và có hiệu lực trong giai đoạn 5 năm đầu tiên. Nó sẽ tự động được gia hạn 5 năm tiếp theo, trừ trường hợp một trong hai bên thông báo bằng văn bản về việc dừng thực hiện thỏa thuận trước ít nhất 6 tháng.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ