Cá rô phi Tiến bộ trong việc quản lý cá rô phi bố mẹ.

Tiến bộ trong việc quản lý cá rô phi bố mẹ.

Tác giả Ram C. Bhujel, Ph.D - Arul Victor Suresh, Ph.D, ngày đăng 03/04/2017

Việc sản xuất cá rô phi giống tương đối dễ dàng, khi tất cả các giống cá rô phi trưởng thành sớm ( trong vòng 4 đến 6 tháng)và sinh sản quanh năm trong điều kiện môi trường thích hợp. Chúng đẻ một lượng lớn trứng và thể hiện một sự chăm sóc từ cá bố mẹ cao độ để đảm bảo sự sống cho ấu trùng. Tuy nhiên, cá rô phi cái đẻ trứng không đồng bộ, chỉ sản xuất khoảng 2000 trứng mỗi lần đẻ. Vì thế, người nuôi cá rô phi giống thường gặp phải chất lượng giống thấp và gặp khó khăn về số lượng. Những tiến bộ có được bởi những nhà nghiên cứu cá rô phi hiện có thể giải quyết được vấn đề này. 

Phần lớn những cuộc thảo luận sau này được rút ra từ những nghiên cứu được thực hiện bởi Viện Công Nghệ Châu Á- nơi cung cấp những tư vấn và đào tạo việc quản lý trại cá rô phi giống

Sản xuất giống kiểu truyền thống

Hệ thống sản xuất cá rô phi giống đơn giản nhất là để việc sinh sản diễn ra tự nhiên, thu được sản phẩm phụ của hệ thống nuôi cá rô phi, được bán hoặc sử dụng làm nguyên liệu. Chuyên sâu hơn, hình thức được áp dụng thực tế rộng rãi của quá trình sản xuất giống truyền thống là sử dụng các ao nuôi riêng. 

Cá bố mẹ được duy trì trong những ao có diện tích từ 0.01 đến 0.1 ha, nơi cá giống được đưa ra khỏi đó định kì. Hệ thống sau này hiệu quả hơn nhiều so với trước đây. Tuy nhiên, có một số vấn đề liên quan đến hệ thống này. 

Thiếu kiểm soát trong việc tuyển chọn. 

Hậu quả trong việc không thể kiểm soát được trong việc sinh sản quá đông, sẽ làm chậm sự phát triển và ức chế sự sinh sản. Trong hệ thống ao hồ, sản lượng cá con đầu ra thường tăng một cách nhanh chóng ngay khi cá giống được thả. Nó làm giản dần vì không thể thu hoạch hết được lượng cá con sản sinh ra. Hồ nhanh chóng đông đúc với những cá con đợt đầu, dẫn đến sự tranh chấp về thức ăn, không gian và chất lượng nước suy giảm dần dần. 

Đẻ trứng không đồng bộ, ăn thịt đồng loại

Cá rô phi đẻ ra trứng lớn, 2-3mm, sau đó nở thành cá bột có khả năng tiêu thụ thức ăn khô ngay lập tức. 

Như việc sinh sản không đồng bộ nhưng liên tục, biến đổi nhiều trong kích thước giữa các con là khá rõ ràng. Điều này xảy ra ngay cả ở các cá con cùng tuổi vì lượng thức ăn không đủ. 

Ăn thịt đồng loại xuất hiện khá phổ biến ở những cá con với kích thước khác nhau và bị ăn thịt bởi cá bố mẹ, và những loài cá khác, chim và những loại động vật khác năm trong hệ thống. Vấn đề ăn thịt nghiêm trọng nhất xảy ra là do có sự xuất hiện của các loại cá ăn thịt (vd như đầu rắn, cá trê, cá chẽm, v..v..) chúng có thể loại trừ hoàn toàn cá giống trong ao nuôi. 

Chi phí chăm sóc cá bố mẹ

Thời gian và năng lượng cho việc chăm sóc cá bố mẹ là một nguyên nhân khác dẫn đến việc giảm năng suất trong hệ thống sản xuất giống. Cá Oreochromis (cá hoàng đế) cái thường dành khoảng một tuần ấp trong miệng, trong khi được cho ăn rất ít hoặc không có. Kết quả là, chúng cần khoảng 2 tuần lấy lại sức trước khi gây giống lại. Việc giảm bớt  ấp trứng trong miệng và / hay có thêm giai đoạn phục hồi sẽ làm tăng lên năng suất ở bố mẹ. 

Đòi hỏi trong việc trữ giống toàn cá đực 

Khi hệ thống nuôi cá rô phi tăng cường lên, thì nhu cầu đối với cá con toàn đực hoặc cá bột tăng lên. Nông dân nuôi trồng cá lấy thịt theo yếu tố thương mại thích giống toàn đực để tránh những việc sinh sản không mong muốn trong hệ thống. Quan trọng hơn, họ còn có thể tận dụng được lợi thế về việc tăng trưởng nhanh hơn ở cá đực so với cá cái. Vì thế việc trữ toàn cá đực làm kích thước cá tăng trưởng lớn và đồng đều hơn dẫn đến việc có giá thị trường cao hơn. 

Giới tính của cá rô phi được xác định trong vài tuần đầu tiên sau khi nở, trong suốt quá trình đó, nó có thể bị ảnh hưởng bởi hóc môn nam như methyltestosterone. Những cách chắc chắn nhất để quản lý hóc môn nam là thông qua thức ăn. Thức ăn trộn với hóc môn cần phải cho cá ăn càng sớm càng tốt sau khi cá nở, và nó phải là nguồn dinh dưỡng chính cho cá con để cung cấp các nội tiết cố androgen ở liều cần thiết để chuyển đổi giới tính. 

Điều này đòi hỏi cá con cần phải được tách từ mẹ chúng càng sớm càng tốt và được ủ riêng biệt. Có nhiều phương pháp khác để ủ giống toàn đực, ví dụ như di truyền, lai tạo, và phối giống bằng tay. Tuy nhiên, các phương pháp này hơi thiếu tin cậy torng việc sản xuất phục vụ thương mại.

Nâng cao năng suất thông qua việc quản lý cá bố mẹ. 

Những nghiên cứu quốc tế đang diễn ra về việc quản lý cá rô phi bố mẹ đã mang lại hàng loạt những kỹ thuật có khả năng nâng cao năng suất. Khi tham chiếu với bảng 1, ngay cả việc tiếp cận với công nghệ thấp cũng chứng minh được tính hiệu quả. 

Độ tuổi- kích thước cá bố mẹ

Cá rô phi cái càng lớn thì sản sinh ra nhiều trứng và to hơn mỗi lần sinh. Cá cái nhỏ hơn thì đẻ trứng thường xuyên hơn và tạo ra nhiều trứng hơn so với mỗi đơn vị trọng lượng, dẫn đến trứng có kích thước nhỏ hơn. 

Nhiều tác giả đã báo cáo rằng những ao nuôi chứa nhiều cá rô phi nhỏ sẽ sản sinh ra nhiều cá con hơn hồ chứa cá rô phi lớn hơn. Tại Thái Lan, trại sản xuất giống thương mại lớn thường sử dụng cá bố mẹ bắt đầu từ 6 tháng tuổi ( nặng cỡ 80gr) và thay thế chúng với lứa đẻ mới sau hai đến 3 năm. Tại Isreal, một số nông dân xem xét năm thứ hai, từ 150-250g là cá cái mang đến năng suất cao nhất, và thay thế chúng mỗi năm. 

Khi cá rô phi đực khác hung hăng và có thói quen tranh giành lãnh thổ, nên những con cá to hơn và chiếm ưu thế hơn thường kiểm soát hầu hết các hoạt động sinh sản. Điều này dẫn đến nhiều cá cái không đẻ trứng hoặc cá với trứng chưa được thụ tinh. Như vậy, tính đồng nhất về kích thước ở cá bố mẹ rất quan trọng. Những nhà sản xuất giống cần phải cân nhắc về độ tuổi và kích thước như tiêu chí lựa chọn cá bố mẹ, để tránh việc kế thừa những đặc điểm tăng trưởng chậm. 

Tỉ lệ giới tính và mật độ trữ

Tỉ lệ giới tính 3:1 (cái: đực) là tỉ lệ chung thường được sử dụng bởi những nhà nhân giống cá rô phi. Tuy nhiên, tỉ lệ thấp hơn thường dẫn đến việc sản xuất giống cao hơn, có thể là do sự có sẵn của những con đực nhiều hơn con cái. 

Hầu hết những trại sản xuất giống với mục đích thương mại ở Thái Lan đã thông qua việc sử dụng các hapas- lồng lưới- trong hồ duy trì tỉ lệ giới tính 1:1 để đảm bảo tỉ lệ quan hệ và thụ tinh cao. Họ trữ 6 cá/ m2 trong hapa lơ lửng trong ao thụ tinh ngoại lai và cung cấp thức ăn bổ sung. Mật độ có thể tăng lên gấp đôi trong hồ khi việc cho ăn đầy đủ. 

Di chuyển cá con. 

Ấp trứng bằng miệng chính là một trong những nguyên nhân chính của việc giảm năng suất giống. Cá cái thường dành 10-15 ngày để ấp trứng và chăm sóc cho cá con. Chúng hầu như không ăn trong giai đoạn này, do do, chúng cần 5 đến 10 ngày để phục hồi lại buồng trứng của chúng. 

Di chuyển trứng hay lấy con mới nở từ miệng của cá hoàng đế (Oreochromis) cái giúp chúng nhanh chóng lấy lại năng lượng đã mất và sẵn sàng cho chu kỳ sinh sản tiếp theo. Việc thu thập trứng hay cá chứa trứng từ một số lượng lớn cá mẹ đều đặn - theo sau đó ấp nhân tạo và nuôi ấu trùng – cho phép có thể phân loại cá con theo độ tuổi, kết quả đồng nhất hơn về kích thước của cá con. Điều này giúp tăng cường hiệu quả trong việc đảo chiều hormone giới tính và giảm việc ăn thịt đồng loại. 

Tuy nhiên, các phương pháp di chuyển cá con cần làm việc tích cực và đòi hỏi yêu cầu xử lý định kỳ cá bố mẹ. Vì thế, cá bố mẹ được giữ trong những lồng hapas, có thể đạt đến bất cứ kích thước nào và dễ dàng đặt trong ao, hồ hoặc bồn chứa. ví dụ, một hapa 40m2 có thể được dùng để giữ cá bố mẹ và sản suất ra 3000 đến 5000 cá con mỗi ngày khi phương pháp di chuyển cá con được sử dụng. 

Một hệ thống quản lý cá bố mẹ bằng hapa độc đáo được thương mại hóa tại Thái Lan, dùng một hapas nylon lớn (120m2), và có thể chứa đến 720 cá bố mẹ. Khoảng 80.000 trứng hay cá con được thu thập sau mỗi 5 đến 7 ngày từ mỗi hapa. Một trong những trại sản xuất giống sử dụng công nghệ AIT quản lý lên đến 60.000 cá bố mẹ đang hoạt đông và bán lên đến 10 triệu cá bột mỗi tháng. 

Hapas lưới đôi

Quản lý cá bố mẹ bằng Hapa nhằm tăng năng suất, nhưng tốn khá nhiều lao động. 

Việc di chuyển cá con là một công việc đòi hỏi lao động và thời gian chuyên sâu, và đòi hỏi phải có cơ sở vật chất và kỹ thuật cho việc ấp trứng nhân tạo và nuôi ấu trùng. Hệ thống lồng nuôi ấu trùng sử dụng Hapas đôi đã đươc phát triển ở Đông Nam Á . Một lồng lớn, có kết cấu tốt, mắt lưới 2- đến 3-mm, chứa một lồng nhỏ hơn một chút với mắt lưới 4mm

Cá bố mẹ được đặt ở lồng trong và cho đẻ trứng. Định kỳ, lồng bên trong được nâng lên và mang ra ngoài. Làm vậy giúp cá con bơi qua lưới lớn hơn của lồng bên trong, nhưng được giữ lại trong lồng có lưới nhỏ hơn bên ngoài. Cá con tiếp tục được cho ăn và nuôi dưỡng trong lồng bên ngoài, trong khi cá bố mẹ trong các lồng bên trong được đặt trong một lồng trống bên ngoài khác. 

Bằng việc luân phiên thay đổi những lồng chăn nuôi và chăm sóc, một nhà nhân giống khéo léo có thể mong đợi mức năng suất cao hơn so với hệ thống sản xuất cá giống truyền thống. Một hệ thống lưới kép tại Philippines sản xuất ra 29 giống/ cá cái/ ngày. Luân phiên cá bố mẹ thường xuyên- mỗi 14-16 ngày có thể mang lại năng suất cá con cao hơn sự luân phiên ít thường xuyên hơn lên đến 20 ngày. 

Phục hồi sức khỏe cá bố mẹ

Cá rô phi đẻ trứng quanh năm trong điều kiện môi trường thích hợp. Nhưng năng suất giảm một cách đáng kể sau 3 đến 4 tháng đẻ liên tục. Lúc này, cá bố mẹ cần phải loại ra khỏi hệ thống sinh sản và trữ riêng biệt trong một giai đoạn để hồi phục lại. Điều này cải thiện chất lượng giống và cũng như đồng bộ hóa, thậm chí khi việc tách cá con ra được thực hiện. 

Một cách tiếp cận tích cực hơn với tình trạng cá bố mẹ đã được phát triển tại AIT, trong đó nhóm từ hai đến ba cá cái được xoay vòng ở các khoảng thời gian từ 5 đến 10 ngày. Mỗi nhóm cá cái được nghỉ ngơi mà không có cá đực ở một mực đột cao (từ 18 đến 20 con/ m2) trong một hapa riêng biệt, và cho ăn thức ăn chất lượng cao sau cơ hội sinh sản từ năm đến 7 ngày. Phương pháp này giúp cải thiện năng suất hạt giống cũng như sinh sản đồng bộ.  

Thức ăn và dinh dưỡng cho cá bố mẹ. 

 

Một chế độ ăn uống cân bằng với 28% đến 32% protein được khuyến khích cho cá rô phi bố mẹ. 

Cho ăn với khẩu phần hơn 40% hàm lượng protein như trước đây là cần thiết cho cá rô phi bố mẹ. Tuy nhiên, nhiều tác giả đã báo cáo rằng mức protein không mang đến một lợi thế cụ thể nào. 

Trong một nghiên cứu gần đây, cá rô phi cho ăn 32% và 40% mức protein thô đã tăng trưởng và trưởng thành nhanh hơn so với cá được cho ăn ít hơn 25% protein thô. Trong một nghiên cứu khác, cá bố mẹ được cho ăn với 35% protein thức ăn phục hồi buồng trứng nhanh hơn cá được cho ăn dưới 20% protein. Nói chung, cho ăn với liều lượng 28%-32% protein thô mang đến hiệu suất đạt yêu cầu hơn. 

Cá bố mẹ thường được cho ăn 1% đến 3% sinh khối/ ngày, được chia thành hai hay ba bữa bằng nhau. Những trại sản xuất cá rô phi giống thương mại ở Thái Lan dùng hapas trong ao giống và cho ăn bởi thức ăn viên nổi với 25% đến 27% protein, hai lần một ngày ở mức 0.6% đến 1.5% sinh khối/ ngày. 

Quản lý những yếu tố môi trường. 

Nhiệt độ tối ưu cho việc nuôi cá rô phi là từ 28 đến 30 độ. Giảm đến 50% sản lượng cá giống đầu ra và một số cá bố mẹ chết tại Thái Lan vào mùa hè khi nhiệt độ trong hồ vượt quá 35 độ C. Che lại hệ thống nuôi trồng, tưới bằng nước mát từ những khu vực sâu hơn trong hồ, và nhấc ra hoặc khuấy nước mát từ đáy ao bằng cách sử dụng thiết bị sục khí là biện pháp hữu ích nhất. 

Ở các vùng lạnh, cá rô phi được nuôi ở cả bên trong nhà kính hoặc trong các hệ thống sử dụng nước thải từ các nhà máy nhiệt điện để duy trì nhiệt độ tối ưu. Oxy hòa tan thấp (dưới 0.5 ppm) có tác động tiêu cực về số lượng và chất lượng cá rô phi giống. 

Việc tăng trưởng quá mức các thực vật phù du là một điều không mong muốn trong hệ thống nuôi. Áp dụng phân bón vô cơ cho 4kg N/ ha/ ngày và 2kg P/ ha/ ngày được khuyến cáo nhiều tại Thái Lan, thay vì dùng phân hoặc phân bón hữu cơ khác. 

Những Quản lý thực tiễn khác. 

Cá bố mẹ có thể bị ức chế sinh trưởng đến 12 tháng với mật độ cao với thức ăn với thức ăn bị hạn chế trước khi được sử dụng cho chăn nuôi. Cá bố mẹ bị ức chế sinh trưởng tạo ra giống tốt hơn khi chúng trở lại ăn uống bình thường. Kỹ thuật này cũng được sử dụng để thao tác trong việc cung ứng giống, dựa trên nhu cầu giống trên thị trường. Nhiều loại hormones khác nhau đã được thử nghiệm để kích thích sinh sản ở cá rô phi với một số thành công nhất định. Tuy nhiên, việc sử dụng hormone dường như quá đắt, khi một lượng lớn cá bố mẹ đòi hỏi sản xuất cá con trên qui mô thương mại. 

Nhiều nỗ lực được thực hiện để giảm bớt hành vi hung hăng và sự thống trị xã hội của cá đực bằng cách loại bỏ xương hàm trên, nhưng điều đó cũng không giúp được trong việc cải thiện năng xuất giống.Cung cấp những tổ nhân tạo (bằng gạch, đá, v.v..) trong hệ thống sinh sản giúp giảm sự thống trị, qua đó nâng cao năng suất và chất lượng giống. 

Mật độ cao và cho ăn hạn chế có thể được sử dụng để nuôi cá rô phi không đẻ trứng

Kết luận 

Một số tiến bộ đáng kể trong việc quản lý cá rô phi bố mẹ trong 10 năm qua. Thực hành quản lý chuyên sâu có thể cái thiện đáng kể năng suất hạt giống. Ngay cả việc thực hành tương đối đơn giản, chẳng hạn như thay thế cá bố mẹ định kỳ, cung cấp sự tăng trưởng năng suất đáng kể. 


Có thể bạn quan tâm

quan-ly-trang-trai-ca-ro-phi-o-brazil Quản lý trang trai cá… dung-ca-ro-phi-de-loc-nuoc-cho-ao-nuoi-tom Dùng cá rô phi để…