Tin nông nghiệp Vào TPP cơ hội vàng cho chăn nuôi

Vào TPP cơ hội vàng cho chăn nuôi

Tác giả Phi Long, ngày đăng 21/03/2016

Ông Vân cho biết: Câu chuyện hội nhập đã được xác định từ lâu và đây cũng là xu thế chung của các nước trên thế giới. Riêng “sân chơi” TPP chúng ta đã chính thức bước vào, nhưng nhiều lĩnh vực vẫn có thời hạn để giúp cho doanh nghiệp và người dân “làm quen” đặc biệt là lĩnh vực chăn nuôi luôn được xác định là lĩnh vực dễ tổn thương nhất, nhiều mặt hàng mức thuế cũng có lộ trình chứ không phải về 0% ngay lập tức. Về cơ hội, khi tham gia vào “sân chơi” chung này, Việt Nam sẽ dễ tiếp cận được với khoa học công nghệ mới, giống mới, sản phẩm mới cũng như làn sóng đầu tư của các nước vào ngành chăn nuôi.

Nếu nắm bắt được cơ hội, ngành chăn nuôi Việt Nam sẽ sớm hội nhập và cạnh tranh sòng phẳng với các sản phẩm tiên tiến của thế giới. Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã sang tham qua và có ý định đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi tại Việt Nam, mở ra hướng đi mới cho ngành chăn nuôi.

Bên cạnh những cơ hội mở ra, nhiều chuyên gia đều nhận định chăn nuôi là lĩnh vực dễ bị tổn thương nhất, ông có thể cho biết khi tham gia TPP chăn nuôi sẽ có những thách thức gì?

- Đúng là ngoài những cơ hội, khi hội nhập TPP cũng mang đến rất nhiều thách thức cho ngành chăn nuôi Việt Nam khi mà cả chất lượng, giá cả, mẫu mã, hình thức sản phẩm của chúng ta đang thua kém so với nước ngoài. Hiện nay, phần lớn giá thành sản xuất các sản phẩm chăn nuôi chính của Việt Nam đều cao hơn các nước trong khu vực và trên thế giới. Đây là điều bất lợi khi chúng ta cạnh tranh tại một “sân chơi” chung. Mặt khác, công nghệ chế biến, đặc biệt là chế biến sâu trong lĩnh vực chăn nuôi còn rất yếu kém.

Như vậy là ngành chăn nuôi vẫn còn rất nhiều tồn tại nhưng theo ông đâu là điểm yếu nhất?

Cục Chăn nuôi xác định, thịt lợn vẫn là chính, nhưng thời gian tới sẽ giảm cơ cấu xuống còn 60 - 62% (hiện tại vẫn chiếm hơn 70%). Đồng thời, tăng cơ cấu sản phẩm thịt bò, thịt gia cầm nhưng vẫn phải phụ thuộc vào thị trường. Một giải pháp quan trọng nữa là chúng ta sẽ hạn chế tăng về số lượng vật nuôi, mà tập trung vào chất lượng bao gồm chất lượng sản phẩm và cả con giống.

Ông Hoàng Thanh Vân

- Tôi cho rằng, điểm yếu nhất của ngành chăn nuôi nước ta hiện nay là giá thành sản xuất còn cao so với nhiều nước trong khu vực và thế giới. Nếu nói về chi phí kỹ thuật so với các nước, Việt Nam có thể cạnh tranh được, thậm chí có những trang trại lớn đã ngang ngửa với các nước tiến tiên trên thế giới.

Tuy nhiên, yếu tố làm cho giá thành sản phẩm chăn nuôi cao chính là quá nhiều khâu trung gian trong quy trình sản xuất, từ khâu trung gian của con giống đến thức ăn, thuốc thú y, giết mổ, cho tới lưu thông, phân phối...

Trong khi đó, sản xuất chăn nuôi chủ yếu vẫn là nhỏ lẻ, chưa theo chuỗi giá trị mà bị cắt khúc, mỗi công đoạn người sản xuất lại phải tính toán để có một lợi nhuận nhất định nên buộc phải đẩy giá thành lên cao với mức chi phí cho khâu trung gian luôn dao động ở mức trên dưới 20%.

Vậy theo ông, khi bước vào “sân chơi” lớn TPP, chúng ta cần phải có giải pháp gì để đủ sức cạnh tranh với sản phẩm của các nước phát triển?

- Trong năm 2014, Bộ NNPTNT đã phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Dù mới triển khai được một thời gian ngắn, nhưng đã góp phần tạo sự chuyển biến tích cực cho ngành chăn nuôi, thể hiện ở số lượng, sản lượng vật nuôi đều tăng và việc áp dụng công nghệ mới trong chăn nuôi đang được quan tâm.

Tuy nhiên, thách thức của ngành chăn nuôi còn rất lớn, nên để ngành chăn nuôi phát triển bền vững khi tham gia TPP, tôi cho rằng việc quan trọng nhất là phải đẩy mạnh tái cơ cấu ngành chăn nuôi. Trong 4 nhóm giải pháp lớn đặt ra của mục tiêu tái cơ cấu ngành chăn nuôi là phải rà soát, tính toán lại cơ cấu sản phẩm để cân đối chăn nuôi lợn, gà, trâu, bò... cho hợp lý và phát huy lợi thế của từng khu vực. Một “khe cửa hẹp” khi tham gia TPP được nhiều người nhắc tới là phải nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, hướng tới các loại vật nuôi đặc sản, vật nuôi có lợi thế và hướng tới các sản phẩm tươi sống...

Theo ông, xu thế chăn nuôi tới đây, cần hướng tới những xu thế nào để vừa đảm bảo sức cạnh tranh, vừa phát triển bền vững, tạo thu nhập tốt cho người chăn nuôi?

- Chúng tôi cũng xác định năm 2016 là năm đầy thách thức khi hội nhập quốc tế. Sẽ có rất nhiều sản phẩm chăn nuôi của nước ngoài vào Việt Nam và rất nhiều sản phẩm của Việt Nam phải cạnh tranh về mẫu mã, giá cả, chất lượng sản phẩm… kinh nghiệm này đối với ngành chăn nuôi của chúng ta chưa có nhiều.

Để giải quyết được vấn đề này, mấu chốt là phải nhanh chóng hạ giá thành sản phẩm khi triển khai tái cơ cấu. Ngoài ra, cần phải tổ chức lại sản xuất để vừa hạ giá thành sản phẩm, vừa đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm và tiến tới loại bỏ chất cấm trong chăn nuôi. Mặt khác, cũng cần tiếp cận khoa học công nghệ mới để chăn nuôi.

Xin cảm ơn ông!


Có thể bạn quan tâm

trong-rau-vietgap-ban-thao-nhu-cho-khong Trồng rau VietGAP, bán tháo… phan-bon-dap-lao-cai-giup-lua-tang-nang-suat Phân bón DAP Lào Cai…