Vi phạm về phòng, chống dịch bệnh thủy sản bị phạt từ 700.000-6.000.000 đồng
Đó là một trong những quy định tại Nghị định số 90/2017/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 31/7/2017 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y.
Vi phạm về phòng, chống dịch bệnh thủy sản bị phạt từ 700.000-6.000.000 đồng. (Ảnh minh họa: Đức Văn).
Theo đó, Nghị định quy định mức phạt về vi phạm về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản như sau: Phạt tiền từ 700.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: xử lý môi trường không theo đúng hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y khi có dịch bệnh xảy ra; không thực hiện thu hoạch hoặc chữa bệnh đối với động vật thủy sản mắc bệnh hoặc khử trùng sau thu hoạch, tiêu hủy ổ dịch theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y; thả mới hoặc thả bổ sung động vật thủy sản mẫn cảm với bệnh dịch đã công bố trong thời gian công bố dịch.
Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng động vật thủy sản để làm giống mang mầm bệnh hoặc mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi không xử lý môi trường khi có dịch bệnh xảy ra.
Về biện pháp khắc phục hậu quả, Nghị định yêu cầu buộc tiêu hủy động vật thủy sản đối với hành vi sử dụng động vật thủy sản để làm giống mang mầm bệnh hoặc mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch.
Đối với những vi phạm về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh, Nghị định quy định phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển động vật thủy sản giống vượt quá 10% về số lượng, không đúng chủng loại, kích cỡ ghi trong Giấy chứng nhận kiểm dịch.
Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: không thực hiện kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản thuộc diện phải kiểm dịch; đưa động vật thủy sản thu hoạch từ cơ sở nuôi có bệnh đang công bố dịch ra khỏi vùng có dịch mà chưa được sơ chế, chế biến.
Về biện pháp khắc phục hậu quả, buộc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản đối với hành vi vi phạm vận chuyển động vật thủy sản giống vượt quá 10% về số lượng, không đúng chủng loại, kích cỡ ghi trong Giấy chứng nhận kiểm dịch và không thực hiện kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản thuộc diện phải kiểm dịch; buộc phải sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật thủy sản đối với hành vi đưa động vật thủy sản thu hoạch từ cơ sở nuôi có bệnh đang công bố dịch ra khỏi vùng có dịch mà chưa được sơ chế, chế biến.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/9/2017.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ