Tin nông nghiệp Xem người Quảng Trị đúc vàng đen - cao lá vằng

Xem người Quảng Trị đúc vàng đen - cao lá vằng

Tác giả Ngọc Vũ, ngày đăng 17/02/2016

Theo người dân địa phương cho biết, nghề nấu cao lá vằng xuất phát từ một phụ nữ lớn tuổi ở xã Cam Nghĩa vào năm 2002. Từ đó, nghề này được lưu truyền và trở thành thương hiệu nổi tiếng khắp cả nước.

Sản phẩm cao lá vằng do người dân vùng Cùa sản xuất nổi tiếng khắp trong và ngoài nước bởi cao có màu nâu đen, pha với nước sôi có màu vàng sánh đẹp mắt, dậy mùi thơm và vị ngọt đắng.

Công dụng mát gan, bổ thận, giải nhiệt, kích thích tiêu hóa, ăn ngon ngủ tốt, tốt và lợi sữa cho phụ nữ sau khi sinh, giảm béo…

Nhờ cao lá vằng mà những con đường làng ở vùng Cùa trở nên lãng mạn hơn bởi mùi thơm ngào ngạt tỏa ra từ các lò nấu cao

 Lá vằng mọc ở vùng rừng núi được người dân hái

 Sau khi rửa thật sạch thì bỏ lá vằng vào nồi đun 10 tiếng đồng hồ mới cô đặc lại thành cao vằng.

 Việc giữ lửa để cao vằng vừa đủ độ đặc, không bị cháy hoặc nhão là điều khó nhất.

 Khi nấu phải khuấy đều để cao không bị cháy. Chị Thủy – một hộ dân nấu cao lá vằng ở Cam Nghĩa cho biết, cứ 7kg lá vằng tươi sẽ cho ra 1kg cao vằng.

Hiện nay, 1kg cao lá vằng có giá 110.000-120.000 đồng. Sau khi trừ chi phí, chị lãi trên 100 triệu đồng/năm.

Tùy theo thị hiếu khách hàng, cao lá vằng sau khi cô đặc sẽ được cho vào túi ni long cán mỏng, đóng gói hoặc cho vào hộp…

Hiện nay, vùng Cùa có hơn 100 hộ nấu cao lá vằng, nhà ít nấu mỗi ngày 4-5 nồi, nhà nhiều gần 20 nồi.

Từ đó nguồn cung cao lá vằng ra thị trường mỗi ngày vài tạ nhưng vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu. Cao lá vằng là thức uống giúp giải nhiệt, dễ tiêu hóa, rất tốt cho sức khỏe.

Vì cao lá vằng vừa ngon, lại bổ rẻ nên được nhiều người ví như “nước tiên”.


Có thể bạn quan tâm

hai-loc-dau-nam-cung-diem-dan-ninh-thuan Hái lộc đầu năm cùng… nong-dan-ninh-thuan-nhon-nhip-ra-dong-vao-dip-tet Nông dân Ninh Thuận nhộn…