Tin thủy sản Xuất khẩu thủy sản với khẩu hiệu “Tăng tốc“

Xuất khẩu thủy sản với khẩu hiệu “Tăng tốc“

Tác giả Trần Nguyễn, ngày đăng 28/02/2017

Năm 2016, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 7,053 tỷ USD, tăng 7,4% so năm 2015, đóng góp hơn 22% trong kim ngạch xuất khẩu ngành nông, lâm, thủy sản. Trên tinh thần khắc phục những điểm hạn chế và phát huy thế mạnh, năm 2017, dự kiến xuất khẩu thủy sản sẽ đạt 7,4 tỷ USD, tăng 5% so năm 2016.

Năm 2016: Đầu năm ì ạch, cuối năm bứt phá

2016 là một năm mà ngành thủy sản vào cuộc chậm, nhiều khó khăn và trở ngại ngay từ đầu năm. Theo số liệu của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 3 tháng đầu năm 2016, giá trị xuất khẩu thủy sản chỉ gần 1,36 tỷ USD, tăng 1,7% so cùng kỳ năm 2015. Kết quả hạn chế này đã tạo áp lực lớn cho ngành trong suốt năm 2016. Tuy vậy, nhờ sự chỉ đạo sát sao của các cơ quan hữu quan và sự nỗ lực chung trong các tháng tiếp theo, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả năm 2016 đạt 7,053 tỷ USD, tăng 7,4% so với năm 2015. Tuy vậy con số này vẫn cho thấy xuất khẩu thủy sản Việt Nam chưa thoát ra được thời kỳ khó khăn và vẫn chưa đạt được mục tiêu xuất khẩu thủy sản 8 tỷ USD/năm vốn được đề ra từ năm 2015.

Xuất khẩu thủy sản vẫn chủ yếu nhìn vào xuất khẩu tôm với giá trị ước 3,13 tỷ USD, chiếm 44% tổng giá trị xuất khẩu. Cá tra với 1,67 tỷ USD xuất khẩu trong năm 2016, cũng góp tới 24% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, tăng gần 7% so năm 2015. Song cá tra xuất khẩu với 35 loại sản phẩm, nhưng chủ yếu vẫn là cá tra đông lạnh (chiếm đến 99,2% kim ngạch). Tăng trưởng mạnh nhất vẫn là thị trường Trung Quốc - Hông Kông (khoảng 90% so năm 2015).

Ấn tượng mà xuất khẩu thủy sản năm 2016 để lại dư âm có lẽ đó là việc xuất khẩu đầu năm tăng trưởng rất chậm. Thậm chí nhiều ý kiến cho rằng: “Đến hết tháng 6/2016, ngay cả những người “mơ mộng” nhất cũng không nghĩ xuất khẩu tôm có thể đạt được 652.000 tấn, trong khi 6 tháng đầu năm chỉ đạt 190.000 tấn”. Vậy năm 2017, tình trạng “nhập cuộc” chậm có còn diễn ra?

Nhiều thách thức trong năm 2017

Nếu nhìn trong bức tranh tổng thể của ngành nông nghiệp thì rõ ràng ngành thủy sản đang đánh mất đi tốc độ tăng trưởng đáng kể của mình. Con số thống kê cho thấy, giá trị của ngành chăn nuôi năm 2016 đã tăng 5,4%; lâm nghiệp tăng 6,17%; trong khi ngành thủy sản chỉ tăng 2,91%. Việc đạt và vượt chỉ tiêu xuất khẩu trong năm 2016 là tín hiệu rất đáng mừng, chứng tỏ ngành thủy sản đã và đang vượt qua thời điểm hết sức khó khăn kể từ năm 2015.

Theo dự báo của VASEP, xuất khẩu thủy sản sang Mỹ ước 1,5 tỷ USD, tăng khoảng 5%, thấp hơn nhiều so mức tăng 11% của năm 2016; EU chỉ khoảng 1,2 tỷ USD, tăng 1% so năm 2016; thị trường Nhật Bản khoảng 1,1 tỷ USD, tăng 2% so năm 2016. Đây sẽ là thách thức lớn cho thủy sản Việt Nam trong năm 2017.

Các nhà nghiên cứu cũng phân tích rằng, tăng trưởng xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2016 chủ yếu nhờ tăng trưởng về lượng hơn là về giá. Để đảm bảo kim ngạch tăng trưởng trong năm 2017, các mặt hàng chủ lực là cá tra, tôm cần tập trung vào phân khúc chất lượng cao, tăng các sản phẩm trị giá gia tăng, tích cực quảng bá thương hiệu để tăng giá bán tốt hơn năm ngoái.

 Tình hình xuất khẩu thủy sản đầu năm 2017 cũng có những dấu hiệu không mấy khả quan. Thậm chí xuất khẩu thủy sản trong tháng 1 chỉ đạt gần 520 triệu USD, giảm tới 5% so cùng kỳ năm ngoái. Rút kinh nghiệm “xuất phát muộn” của năm ngoái, năm nay các doanh nghiệp và các nhà nhập khẩu hy vọng ngành thủy sản sẽ vào cuộc sớm hơn, đẩy mạnh xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm. Trong đó, việc Thủ tướng Chính phủ trực tiếp chỉ đạo Hội nghị phát triển ngành tôm đầu năm tại Cà Mau là một tín hiệu lạc quan phấn khởi.

Tình hình xuất khẩu thủy sản đầu năm 2017 cũng có những dấu hiệu không mấy khả quan. Thậm chí xuất khẩu thủy sản trong tháng 1 chỉ đạt gần 520 triệu USD, giảm tới 5% so cùng kỳ năm ngoái. Rút kinh nghiệm “xuất phát muộn” của năm ngoái, năm nay các doanh nghiệp và các nhà nhập khẩu hy vọng ngành thủy sản sẽ vào cuộc sớm hơn, đẩy mạnh xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm. Trong đó, việc Thủ tướng Chính phủ trực tiếp chỉ đạo Hội nghị phát triển ngành tôm đầu năm tại Cà Mau là một tín hiệu lạc quan phấn khởi.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường khẳng định, tiềm năng phát triển con tôm không chỉ là xuất khẩu 3 tỷ USD, 700.000 ha nuôi tôm như hiện nay mà còn cao hơn nhiều miễn là chúng ta có khát vọng, có quyết tâm.

Trong phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2017, Chính phủ đã yêu cầu Bộ NN&PTNT phối hợp với các địa phương tập trung chỉ đạo tranh thủ thời tiết thuận lợi đẩy mạnh sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản; chủ động phương án phòng, chống dịch bệnh. Với quyết tâm của Chính phủ, bộ, ngành và các địa phương, hy vọng xuất khẩu thủy sản sẽ có nhiều đột phá trong năm 2017 và ngành thủy sản sẽ khai thông nhiều thị trường ngay từ những tháng đầu năm.

>> VASEP dự báo xuất khẩu thủy sản năm 2017 sẽ gặp không ít khó khăn về thị trường, áp lực cạnh tranh, bất cập từ nội tại; nhưng kim ngạch xuất khẩu dự kiến đạt khoảng 7,4 tỷ USD, tăng 5% so với năm 2016. Tuy vậy, theo VASEP, ba thị trường truyền thống là Mỹ, EU và Nhật Bản chỉ tăng nhẹ so với năm 2016.


Có thể bạn quan tâm

gia-ca-tra-bot-cao-ky-luc Giá cá tra bột cao… nuoi-tom-anh-huong-boi-thoi-tiet Nuôi tôm ảnh hưởng bởi…