Mô hình kinh tế Anh Lê Văn Thảo (Bến Tre) tỷ phú cây giống mãng cầu
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Anh Lê Văn Thảo (Bến Tre) tỷ phú cây giống mãng cầu

Ngày đăng 24/08/2015

Anh Lê Văn Thảo (Bến Tre) tỷ phú cây giống mãng cầu

Là nông dân quê ở tỉnh Long An, năm 2008, anh đến Chợ Lách lập nghiệp rồi có gia đình. Đầu tiên, anh tham gia vào hợp tác xã cây giống của huyện. Tại đây, anh được học về kỹ thuật về sản xuất giống cây trồng. Khi nắm rõ điều kiện đất đai, thổ nhưỡng, nhu cầu thị trường... , anh bàn bạc cùng gia đình phá bỏ 8 công măng cụt cho năng suất kém để chuyển sang sản xuất cây giống, lấy thương hiệu cơ sở sản xuất cây giống Bảy An.

Năm 2009, anh bước vào kinh doanh cây giống. Đầu tiên, anh Thảo chọn cây dừa xiêm lùn để phát triển. Anh mua giống ở Trung tâm giống Đồng Gò về trồng, sau đó nhân giống bán cho khách hàng, trung bình mỗi năm bán ra thị trường hơn 50 ngàn trái dừa giống, lợi nhuận hàng năm ước hơn 100 triệu đồng.

3 năm gần đây, qua nghiên cứu thị trường, anh biết được giống mãng cầu na Thái và tìm mua giống về trồng. Trước tiên, anh đến tỉnh Đồng Nai tìm giống nhưng không đáp ứng yêu cầu. Được người quen giới thiệu, anh đến Vĩnh Long tìm hộ ông Tư Thiện chuyên sản xuất cây giống mãng cầu na Thái và mãng cầu xiêm Thái nên đặt mua. Thời điểm đó, trên thị trường cây mãng cầu na Thái có giá khá cao 50 ngàn đồng/cây, anh đặt mua 1.500 cây và mua thêm 6.000 cây mãng cầu xiêm Thái về trồng. Sau gần 1 năm thích nghi với đất, cây phát triển xanh tốt, từ đó anh Thảo bắt đầu nhân giống bằng cách tháp cành chui cành.

Hợp đồng đầu tiên anh chỉ bán cho những khách hàng chuyên sản xuất cây giống ở địa phương. Nhờ làm ăn uy tín, chất lượng giống đặt lên hàng đầu, tiếng lành đồn xa, từ đó sản phẩm cây giống mãng cầu được khách hàng ở nhiều nơi tìm đến. Nếu như trước đây, thị trường chỉ dừng lại ở các tỉnh miền Tây nay lan ra các tỉnh phía Bắc là Lạng Sơn, Hà Nội, các tỉnh miền Đông và gần đây xuất ra thị trường Hàn Quốc. Từ đó, số lượng nâng dần lên, với diện tích 8.000m2, trồng khoảng 8 ngàn cây giống mãng cầu, trung bình mỗi tháng, cơ sở Bảy An xuất ra thị trường hơn 20 ngàn cây giống.

Vừa qua, cơ sở ký hợp đồng với Công ty xuất nhập khẩu trái ở Lạng Sơn xuất 160 ngàn cây, dự kiến giao trong tháng 8-2015. Riêng về giá bán có nhiều dao động, hai năm trước mãng cầu na Thái có giá 35 ngàn đồng/cây và mãng cầu xiêm Thái có giá 25 ngàn đồng/cây. Hiện tại, thị trường tạm ổn do số lượng sản xuất nhiều và cũng có nhiều người cạnh tranh nên giá giảm, mãng cầu na hiện có giá 18 - 20 ngàn đồng/cây và mãng cầu xiêm 13 - 15 ngàn đồng/cây. Trung bình một năm, cơ sở Bảy An xuất ra thị trường hơn 120 ngàn cây giống mãng cầu, với giá bán hiện tại đã mang về lợi nhuận gần 1,5 tỷ đồng/năm.

Anh Thảo chia sẻ: So với các loại cây giống khác, cây mãng cầu về kỹ thuật nhân giống không khó, cây cho lợi nhuận khá cao, thời gian nhân giống nhanh, trung bình 1 - 1,5 tháng tháp cành một lần. Đối với cây trồng từ 2 - 3 năm tuổi, có thể tháp ghép cho ra hơn 100 cây giống/năm. So với mãng cầu thường, mãng cầu xiêm Thái từ khi trồng đến khi cho trái từ 12 - 14 tháng, không cần thụ phấn nhưng cây vẫn cho trái đều. Cây mãng cầu thích nghi ở vùng đất cao ráo, vì thế khi trồng tránh nơi ẩm thấp, nếu là vùng trũng phải lên mô. Về khoảng cách, nếu trồng nhân giống khoảng cách 1m/cây, còn trồng lấy trái 3m/cây là thích hợp nhất.

Sau khi thành công đối với mô hình sản xuất cây mãng cầu, anh Lê Văn Thảo tiếp tục nghiên cứu thị trường. Hiện tại, anh đã đầu tư mua được bo của một giống bơ Mỹ và đang nhân giống, dự kiến năm 2016 sẽ cung cấp ra thị trường. Hướng tới, ngoài sản xuất cây giống, anh cho biết sẽ trồng thêm một số giống cây ăn trái đặc sản, tận dụng lợi thế vườn gần sông, xây dựng các khu nhà mát để du khách đến tham quan, thưởng thức trái cây và trao đổi kinh nghiệm về nghề sản xuất cây giống.

Việc lựa chọn giống mới, “đi trước đón đầu” của anh Lê Văn Thảo không chỉ giúp anh thành công đối với mô hình sản xuất cây giống mà còn góp phần cùng địa phương tạo công ăn việc làm ổn định hàng tháng cho 10 lao động.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Kiểm dịch gần 180.000 con gia súc, gia cầm Kiểm dịch gần 180.000 con… Khẳng định vai trò kinh tế tập thể Khẳng định vai trò kinh…