Mô hình kinh tế Bệnh Chổi Rồng Trên Nhãn Tiếp Tục Phòng Trị Hay Đốn Bỏ?
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Bệnh Chổi Rồng Trên Nhãn Tiếp Tục Phòng Trị Hay Đốn Bỏ?

Ngày đăng 18/06/2014

Bệnh Chổi Rồng Trên Nhãn Tiếp Tục Phòng Trị Hay Đốn Bỏ?

Thời gian qua, tỉnh Vĩnh Long đã đầu tư hàng chục tỷ đồng để hỗ trợ thuốc, hướng dẫn nông dân phòng trị bệnh chổi rồng trên cây nhãn. Thế nhưng, kết quả mang lại chưa như mong muốn. Dịch bệnh cứ tái đi, tái lại làm cho nhà vườn bất an, thậm chí có nơi đã nản lòng và quyết định đốn bỏ đến gần 50% diện tích.

Vậy đâu là nguyên nhân và việc phòng trị bệnh chổi rồng có nên tiếp tục hay là đốn bỏ? Đây là vấn đề mà nhiều nhà vườn quan tâm, đang mong đợi câu trả lời từ các nhà chuyên môn và quản lý.

Đầu tư nhiều, hiệu quả chẳng bao nhiêu

Theo số liệu thống kê, trước năm 2010, cây nhãn ở Vĩnh Long luôn đứng hàng đầu về diện tích và sản lượng cây ăn trái trong toàn tỉnh, có năm diện tích vượt hơn 10.300ha trong tổng số gần 36.400ha cây ăn trái và sản lượng trên dưới 100 ngàn tấn/năm, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng của ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế- xã hội tỉnh nhà.

Thế nhưng, từ khi xuất hiện bệnh chổi rồng (năm 2007) đến đầu năm 2012, diện tích nhãn nhiễm bệnh tăng lên đến 8.829ha, chiếm gần 93% diện tích trồng nhãn cả tỉnh, gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhà vườn.

Trước tình hình đó, tỉnh đã công bố dịch và chỉ đạo phòng chống dịch bệnh chổi rồng, hỗ trợ cho khoảng 40.000 hộ dân dập dịch với tổng kinh phí hơn 55,3 tỷ đồng.

Trong đó, cấp 76,61 tấn thuốc trị giá gần 21,5 tỷ đồng, hỗ trợ hơn 33,8 tỷ đồng giúp nông dân cắt tỉa cành bệnh được 6.674ha, chiếm 75,6% so với diện tích bị bệnh.

Qua 2 năm dập dịch, theo số liệu thống kê của ngành nông nghiệp, đến đầu năm 2013 diện tích nhiễm bệnh chổi rồng chỉ giảm có 1.405ha (từ 8.829ha năm 2012 giảm còn 7.424ha năm 2013) và trong số này có khoảng 70% diện tích nhãn đã hồi phục cho trái vụ thuận. Nhiều vườn năng suất đạt khá tốt, từ 8- 10 tấn/ha, nhất là các xã Phú Thành, Lục Sĩ (Trà Ôn), Bình Ninh, Ngãi Tứ (Tam Bình), Tân Quới Trung (Vũng Liêm)…

Tuy nhiên, kể từ cuối năm 2013 đến nay, phần lớn nông dân cho nhãn ra hoa trái vụ đã bị tái nhiễm bệnh trở lại. Đến đầu tháng 4/2014, diện tích nhiễm bệnh lên đến 7.777ha và đã có hơn 1.200ha nhãn bị đốn bỏ để chuyển sang trồng cây khác. Địa phương có diện tích nhãn bị đốn nhiều nhất là Long Hồ, Vũng Liêm và TP Vĩnh Long.

Lãnh đạo của huyện Long Hồ cho biết, nông dân ở 4 xã cù lao của huyện đã đốn bỏ hơn 790ha (chiếm hơn 20% diện tích nhãn toàn huyện).

Đặc biệt xã Bình Hòa Phước đốn 210ha, chiếm gần 50% diện tích trồng nhãn. Hiện một số nông dân đang chuyển sang trồng một số cây trồng khác như chôm chôm Java, nhãn Ido..., nhưng họ cũng lo sợ điệp khúc “được mùa mất giá”.

Không riêng gì huyện Long Hồ, nông dân ở một số nơi khác cũng băn khoăn không biết có nên tiếp tục phòng trị bệnh chổi rồng hay đốn bỏ để trồng cây khác, nhưng trồng cây gì đang là câu hỏi lớn của nhiều hộ dân làm vườn hiện nay, cần có lời giải từ các nhà quản lý và các nhà chuyên môn.

Đâu là nguyên nhân?

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh, việc phòng trị bệnh chổi rồng trên cây nhãn trong thời gian qua kém hiệu quả, làm cho đời sống người trồng nhãn gặp nhiều khó khăn. Và cho rằng nguyên nhân chủ yếu là do khó thực hiện đúng và đầy đủ quy trình phòng trị bệnh chổi rồng.

Đơn cử như: Quy trình cắt bỏ cành bệnh, chồi bệnh nhưng do cây to, cao nên mỗi ngày chỉ cắt tỉa được 1- 2 cây, tốn rất nhiều công, khó thực hiện trong một ngày nên chồi non không ra đồng loạt.

Quy trình xịt thuốc lúc chồi non, nụ hoa mới nhú ra khoảng 1cm, đây cũng là vấn đề khó vì rất ít có vườn nào cây ra chồi non đồng loạt và ngay trong cùng một cây cũng vậy. Mỗi chu kỳ cho trái có 2- 3 đợt chồi non, xịt thuốc phòng trị 5- 6 lần nên khó đảm bảo đầy đủ, đúng lúc.

Mặt khác, quy trình phòng trị bệnh chổi rồng trên cây nhãn chưa thật sự hoàn chỉnh, cần bổ sung, điều chỉnh (như việc bón phân nâng sức phát triển của cây, phương pháp cắt tỉa cành và thời điểm phun thuốc...)

Một nguyên nhân khác không kém phần quan trọng đó là diện tích trồng nhãn nhỏ lẻ, phân tán còn khá lớn, nhưng là cây trồng phụ, trồng xung quanh nhà để lấy bóng mát nên nông dân chưa quan tâm phòng trị bệnh. Thêm vào đó, việc xử lý ra hoa rải vụ để tránh tình trạng “được mùa rớt giá”, cũng đã tạo điều kiện cho bệnh lưu tồn và lây lan từ vụ này sang vụ khác.

Ngoài ra, thị trường tiêu thụ không ổn định, giá nhãn thường dao động và ở mức thấp, có khi chỉ bằng giá thành sản xuất nên không khuyến khích được nông dân đầu tư chăm sóc, phòng trị bệnh.

Giải pháp nào?

Để phòng trị có hiệu quả bệnh chổi rồng trên cây nhãn, theo ngành nông nghiệp, trước hết Cục Bảo vệ thực vật sớm bổ sung, điều chỉnh quy trình phòng trị bệnh chổi rồng trên nhãn theo phương pháp cắt tỉacành hợp lý- nên áp dụng cắt tỉa cạn, chỉ cắt hết phần bệnh của cành bị nhiễm bệnh, thay vì trong sổ tay hướng dẫn trước đây là cố định 30- 40cm; điều chỉnh lại thời điểm phun thuốc, thay vì phun thuốc lúc cơi đọt nhú ra 2- 3cm, thì nên phun thuốc sớm khi mầm đọt vừa nhú ra khỏi thân và phun nhắc lại 1 tuần sau đó.

Bón phân đầy đủ cho cây để tăng tốc độ sinh trưởng và tính chống chịu của cây. Bổ sung thêm hướng dẫn sử dụng liều lượng phân bón cho mỗi loại phân (NPK, urê, lân, kali…) vào mỗi thời điểm bón phân cho 1 cây thay vì chỉ ghi liều lượng phân bón cho 1 cây/năm để cho nông dân dễ áp dụng.

Kế đến, tiến hành phân loại vườn nhãn bị bệnh chổi rồng thành 2 nhóm và có biện pháp thích hợp. Đối với nhóm 1, gồm những vườn nhãn bị nhiễm bệnh ở mức độ nhẹ đến trung bình, cây còn tốt, có khả năng hồi phục, thì tiếp tục phòng trị theo quy trình phòng trị của Cục Bảo vệ thực vật.

Đối với nhóm 2, gồm những vườn nhãn bị nhiễm bệnh ở mức độ nặng, cây suy kiệt, già cỗi thì đốn bỏ để chuyển đổi cây trồng khác như nhãn Ido, nhãn xuồng cơm vàng, chôm chôm, bưởi da xanh theo vùng thích nghi và quy hoạch ngành nông nghiệp giai đoạn 2010- 2020.

Trong chỉ đạo, đặc biệt quan tâm xây dựng các mô hình trình diễn với sự hỗ trợ một phần của Nhà nước, đối với nhóm 1 (hỗ trợ thuốc phòng trị và một phần công cắt tỉa cành), nhóm 2 (hỗ trợ giống cây trồng chuyển đổi) để rút kinh nghiệm nhân rộng; tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật cho nông dân về cách phòng trừ nhện lông nhung và biện pháp quản lý bệnh chổi rồng trên nhãn theo đúng quy trình, hướng dẫn của ngành chuyên môn...


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Giá Khóm Giảm Mạnh Giá Khóm Giảm Mạnh Người Trồng Mía Gặp Nhiều Khó Khăn Người Trồng Mía Gặp Nhiều…