Mô hình kinh tế Bỏ Hoang Nhiều Diện Tích Nuôi Tôm Ở Quảng Nam
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Bỏ Hoang Nhiều Diện Tích Nuôi Tôm Ở Quảng Nam

Ngày đăng 06/05/2013

Bỏ Hoang Nhiều Diện Tích Nuôi Tôm Ở Quảng Nam

Quảng Nam vẫn còn 1.200 ha diện tích nuôi tôm nước lợ chưa được thả nuôi dù vụ 1/2013 đã bắt đầu từ hơn 2 tháng nay. Trong khi nông dân lúng túng trong sản xuất thì một số chính sách hỗ trợ của Nhà nước đã không đem lại hiệu quả.

Hoang hóa

Đang vụ nuôi nhưng vùng nuôi tôm nước lợ với 40ha diện tích thuộc 2 xã Kim Đới và Kim Thành (Tam Thăng, TP.Tam Kỳ) chỉ đầy rong, bèo và cỏ dại. Anh Nguyễn Xuân Vinh ở thôn Kim Thành, người duy nhất còn đủ “can đảm” để nuôi tôm tại đây cho biết: “Tôi bám trụ nuôi thêm vụ này để xem có gỡ gạc được phần nào không? Nếu vụ này thất bát tôi cũng bỏ nghề thôi”. Anh Vinh cho biết, chú tâm cải tạo ao nuôi, xử lý tốt nguồn nước, chọn con giống đã qua kiểm dịch, gia đình anh đã đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng trên diện tích 10.000m2 ở vụ này. Theo anh Vinh, từ năm 2010, khu vực này đã có hiện tượng tôm nuôi chết rải rác. Sang năm 2011, tôm nuôi chết hàng loạt ở cả 2 vụ nuôi. Đến năm 2012, dịch bệnh lây lan đã khiến hàng trăm người nuôi ở đây thua lỗ nặng. Bởi vậy, từ khi bước vào vụ 1- 2013 đến nay, chẳng mấy ai dám thả nuôi tại khu vực này.

Hiện tại, trong số 2.200ha diện tích nuôi tôm nước lợ của Quảng Nam, có đến 1.200ha diện tích chưa được thả nuôi. Ngoài TP.Tam Kỳ, các huyện Núi Thành, Thăng Bình, Duy Xuyên, Điện Bàn, TP. Hội An đều xảy ra tình trạng này. Là địa phương dẫn đầu về diện tích và sản lượng nuôi tôm nước lợ của huyện Duy Xuyên, nhưng vào thời điểm này, không khí lao động ở xã Duy Vinh rất im ắng. Nhiều diện tích ao nuôi tại địa phương đã không được đầu tư, gia cố và sản xuất. Ông Ngô Thế Thọ, chủ hộ nuôi trên 20.000m2 diện tích ở thôn Đông Bình cho biết, do nguồn nước ngày càng ô nhiễm nên người nuôi không đầu tư được ao chứa lắng, không có điều kiện tiếp cận tôm giống chất lượng tốt nên tôm nuôi thường xuyên chết hàng loạt.

Nhiều năm nay, nuôi tôm nước lợ bằng hình thức lót bạt ao nuôi tại các vùng cát ven biển trên địa bàn tỉnh đem lại lợi nhuận to lớn cho người nuôi. Tuy nhiên, vào thời điểm này, hiện tượng ao nuôi bị bỏ hoang cũng đã xuất hiện. Ông Huỳnh Minh Tâm, một người nuôi tôm trên cát tại xã Bình Hải (Thăng Bình) cho biết: “Dịch bệnh tấn công không chừa một ao nuôi tôm nào dù chúng tôi đã đầu tư rất kỹ. Nếu trước đây, mỗi năm chúng tôi thu được hàng trăm triệu đồng sau 3 vụ nuôi thì gần đây dịch bệnh đã khiến chúng tôi thua lỗ nặng. Nhiều hộ nuôi đã không đủ tiềm lực tài chính để đầu tư nuôi thêm”.

Thiếu hiệu quả

Trong khi nông dân lúng túng trong sản xuất thì sự hỗ trợ của ngành chức năng lại không phát huy hiệu quả. Tháng 5.2010, với mục tiêu chính là phát triển nuôi thủy sản theo hướng bền vững, đề án “Xây dựng vùng nuôi trồng thủy sản tập trung an toàn dịch bệnh và vệ sinh thực phẩm” được UBND tỉnh thông qua. Với nguồn kinh phí hơn 4,6 tỷ đồng, nhiều nội dung đã được “lập trình” triển khai. Trong đó, có nội dung quan trọng là xác lập các vùng nuôi thủy sản tập trung với sự trang bị đầy đủ các quy tắc nuôi thủy sản “sạch” như thực hành sản xuất tốt hơn (BMP), quy phạm thực hành nuôi tốt (GAqP), nuôi có trách nhiệm (CoC), tiến đến việc hình thành các vùng nuôi được công nhận vùng nuôi an toàn.

Tuy nhiên, 3 năm qua kể từ ngày đề án được triển khai, tại các vùng nuôi ở Tam Tiến, Tam Hòa (Núi Thành), Duy Vinh (Duy Xuyên), Bình Nam (Thăng Bình), Cẩm Thanh (TP. Hội An), các mô hình được đầu tư vẫn manh mún và nhỏ lẻ. Hiện trạng nuôi tự phát được “duy trì” cho đến thời điểm này đã khiến cho các vùng nuôi ngày càng bị ô nhiễm nặng. Lý giải về điều này, Phó Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Quảng Nam, bà Phạm Thị Hoàng Tâm cho rằng: “Xây dựng và thực hiện đề án trên tinh thần khuyến khích người dân thực hiện cách nuôi an toàn thôi chứ ngành chức năng không thực hiện đầu tư xây dựng hạ tầng hay kiện toàn gì về thủy lợi cho các vùng nuôi”.

Một ví dụ khác: tháng 4.2011, đề tài “Tiếp nhận và ứng dụng quy trình sản xuất giống tôm thẻ chân trắng” được Chi cục Nuôi trồng thủy sản Quảng Nam bảo vệ thành công và ứng dụng vào thực tế (triển khai tại xã Tam Hải, huyện Núi Thành). Hơn 2 năm qua, mục đích của đề tài là tiếp nhận và làm chủ giống tôm thẻ chân trắng phù hợp với điều kiện đặc thù của địa phương, qua đó góp phần chủ động nguồn giống, cung cấp con giống tôm thẻ chân trắng chất lượng cho người nuôi tôm, hướng đến phát triển thủy sản bền vững… vẫn còn bỏ ngỏ. Về điều này, bà Tâm giải thích: “Từ lý thuyết cho đến thực tế triển khai có khoảng cách không nhỏ. Đơn vị đã bảo vệ thành công đề tài là điều nên ghi nhận còn tiếp nhận vào thực tế thế nào thì sẽ… xem lại sau”.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Chưa Cho Nhập Khẩu Cá Tầm Thương Phẩm Chưa Cho Nhập Khẩu Cá… Sản Xuất Cá Lăng Chấm Bằng Phương Pháp Nhân Tạo Ở Tuyên Quang Sản Xuất Cá Lăng Chấm…