Trồng lúa Bổ khuyết một số biện pháp chăm sóc lúa xuân 2019
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Bổ khuyết một số biện pháp chăm sóc lúa xuân 2019

Tác giả ThS. Nguyễn Thị Nguyệt, ngày đăng 05/06/2019

Bổ khuyết một số biện pháp chăm sóc lúa xuân 2019

Đến thời điểm này các địa phương đang tiến hành chăm sóc lúa xuân 2019, lúa sinh trưởng phát triển tốt, đang giai đoạn đẻ nhánh rộ. Tuy nhiên thời tiết trong những ngày vừa qua có diễn biến phức tạp, mưa nắng thất thường. Vì vậy để lúa trỗ bông trong khung thời vụ tốt nhất là sau tiết Lập Hạ, cần lưu ý thực hiện tốt một số kỹ thuật sau:

1.Về bón phân: Những diện tích chưa bón hết phân thúc, cần khẩn trương bón hết lượng phân thúc còn lại trước 25/3 DL.

Những diện tích đã bón hết phân thúc mà ruộng chua phèn, đất xấu, lúa bị nghẹt rễ, vàng lá, cây chậm phát triển bà con cần bón phân hữu cơ vi sinh Azotobacterin với lượng 5-7 kg sào, có điều kiện bón 10kg/sào, kết hợp phun chế phẩm KH, cây sẽ nhanh phục hồi.

Khi lúa đẻ nhánh kín đất bón 3-5 kg Kaly/sào giúp lúa khỏe mạnh, cứng cây, phân hóa đòng thuận lợi.

Giai đoạn cuối vụ, nếu có biểu hiện đói ăn: cây còi cọc, lá vàng bà con bón bổ sung từ 3 - 4 kg NPK chuyên thúc lúa, (Hoặc bón 1 - 2 kg đạm urê + 2 - 2,5 kg Kaly/sào) ngay trước khi lúa trỗ hoặc có thể dùng phân bón qua lá.

2. Về quản lý nước: Cần thực hiện phương châm tưới nước theo công thức Nông – Lộ - Phơi . Giai đoạn lúa đẻ nhánh cần giữ nước xăm sắp mặt ruộng tạo điều kiện cho cây lúa đẻ nhánh khỏe, đẻ nhánh tập trung. Khi cây lúa đẻ nhánh kín đất, tiến hành rút cạn nước nẻ chân chim từ 7-10 ngày, để hạn chế lúa đẻ nhánh vô hiệu, giúp rễ lúa ăn sâu, tăng khả năng chống đổ. Sau đó đưa và giữ đủ nước giai đoạn làm đòng, trỗ bông.

3. Về phòng trừ sâu bệnh: Hiện nay thời tiết âm u, có mưa phùn xen kẽ, là nguy cơ tiềm ẩn sâu bệnh hại, do vậy bà con cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng. Nếu phát hiện sâu bệnh, nhất là bệnh đạo ôn trên các giống nhiễm và trà lúa cấy trước tết, cần phun phòng theo sự chỉ đạo của cơ quan chuyên môn.  


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Hướng dẫn bổ khuyết một số biện pháp chăm sóc lúa xuân Hướng dẫn bổ khuyết một… Chăm sóc lúa Hè Thu ở đồng bằng sông Cửu Long Chăm sóc lúa Hè Thu…