Cách Chọn Dông Giống

Cách Chọn Dông Giống

Ngày đăng 05/03/2013

Cách Chọn Dông Giống

Nếu nuôi Dông trong một khu biệt lập nào đó trong vườn nhà với mục đích làm cảnh tiêu khiển thì vấn đề chọn lựa con giống không đáng lo, vì ta chỉ cần thả vào chuồng vài ba chục đến vài trăm con đủ đực cái choi chúng chạy tung tăng là đủ thích rồi. Nhưng, nếu nuôi với mục đích kinh doanh thì phải có chuồng rộng rãi, cól diện tích từ vài ba trăm mét vuông trở lên, thì Dông! giống cần đến cũng phải tính đến số ngàn hàng chục ngàn mới đủ.

Hơn nữa, con giống để nuôi sinh sản phải là giống tốt, cần được chọn lựa đúng tiêu chuẩn đề ra như xuất xứ từ đâu, thân xác dạng hình thế nào, có bị thương tật hay không.. Kinh nghiệm cho thấy, trong ngành chăn nuôi nói chung, ta càng khắt khe với chính mình trong khâu chọn lựa kỹ con giống thì sẽ gặp được nhiều điều! thuận lợi sau này. Và, đó chính là chiếc chìa khóa kỳ diệu giúp ta mở được cánh cửa thành công.

Thế nhưng, hiện nay chỉ việc muốn tìm cho ra một số lượng Dông giống nhiều hàng chục ngàn con một lần như vậy không phải là việc di dàng gì, vì quá khan hiếm. Chứ đừng nghĩ chi đến việc lựa chọn kỹ càng theo ý muốn của mình. Dông giống đang khan hiếm vì nhiều nguyên nhân:

Do số người nuôi Dông càng ngày càng nhiều

Đây là nguyên do chính đáng khiến Dông giống khan hiếm hiện nay. Tuy nuôi Dông là nghề mới, nhưng là nghề chăn nuôi dễ sinh lợi, lại có tính... làm chơi ăn thiệt nên nhiều người sẵn có đất trong tay liền hăm hở bắt tay ngay vào việc chăn nuôi loài bò sát này. Người vào nghề thì đông, nên nhất thời muốn tìm đủ số Dông giống để đáp ứng đúng mức nhu cầu đòi hỏi của mọi người không phải là chuyện dễ dàng gì.

Chúng ta không ngạc nhiên khi thấy có tình trạng người chăn nuôi Dông cũng như thương lái thời gian gần đây đổ xô về các xã, các huyện vùng sâu, vùng xa ở Ninh Thuận, Bình Thuận, và các vùng có Dông sinh sống khác để tìm mua Dông hoang dã do các tay săn bắt chuyên nghiệp ở các địa phương này bán ra. Từ đó, giá Dông mới tăng dần lên... đến mức chóng mặt.

Được biết, trước đây vài ba năm, giá Dông một kí khoảng bốn năm chục ngàn là nhiều (theo giá Dông thịt) thì nay cũng loại Dông đó được hét giá hơn trăm ngàn, có khi hơn, mà người mua còn phải đặt hàng trước cả tháng để chờ họ thu gom dần...

Do số lượng Dông hoang dã bị săn bắt cạn kiệt

Từ hàng trăm, hàng ngàn năm trước, con Dông hoang dã ngoài các động cát đã bị con người ở vùng có Dông sinh sông thẳng tay bài trừ để tuyệt diệt chúng, như họ lo bài trừ tận diệt bọn chuột bọ phá hại mùa màng vậy.

Nguyên do là loài bò sát này có sở thích ăn thực vật là chính, còn thức ăn có nguồn gốc động vật chỉ là món ăn phụ mà thôi. Do vậy, chúng mới kéo nhau lần mò đến các nương rẫy, nơi nông dân ra sức trồng tỉa các loại lúa má, bắp khoai, đậu mè... để kiếm cái ăn. Tai hại ở chỗ là loài nầy chỉ thích ăn các mầm non, các cây con thân lá còn mềm mà thôi, còn cây đã già, thân lá cứng thì chúng chê vì ăn không được. Vì thế, Dông cứ tìm đến các ruộng mạ, ruộng lúa mới cấy, các nương vườn mới| tỉa bắp đậu hoặc khoai sắn để tìm ăn sạch các cây con 9 vừa mới mọc, thân lá còn mềm nầy…

Nhiều lão nông kể chuyện rằng khoảng năm mười năm trước đây, chỉ cần một vài ngày xao nhãng không trông nom xua đuổi thì một đàn Dông chừng năm ba trám con đã ăn sạch sành sanh hết đám ruộng mạ gần trăm mét vuông, hoặc nửa mẫu rẫy dưa, đậu vừa nhú cây lên khỏi mặt đất khoảng gang tay.. Chúng ăn có thể không nhiều, nhưng vừa ăn vừa phá đổ gãy mới thêm tai hại.

Vì Dông phá hại mùa màng tan hoang như vậy nên giới nhà nông ở vùng có Dồng sinh sống mới liệt chúng vào loài có hại hơn lũ chuột đồng! Do đó, từ xa xưa con Dông đã bị nông dân tìm đủ mọi cách để tận diệt, nhất là giai đoạn vào mùa: ngày họ bắt đầu cày xới đất đai để gieo hột giống! Dịp nầy, Dông sẽ bị săn tìm đến tận hang ổ để nào là đặt bẫy, đào hang hoặc diệt bằng thuốc độc...

Đó là nguyên nhân chính khiến số lượng Dông hoang dã có trong tự nhiên không còn nhiều. Mặc dầu quí vị cũng biết là loài bò sát nầy sinh sản nhanh, trung bình mỗi lứa được bốn năm con, lãnh địa của chúng lại quá rộng: dọc suốt duyên hải miền Trung, nơi nào cũng mênh mông bãi cát... trông như miền sa mạc vậy. Vì vậy, hễ bị bô ráp vùng này thì họ hàng nhà Dông lại kéo đến vùng khác để sinh sông, miễn là nơi ở mới có sẵn cái ăn...

Do số Dông giống từ chuồng nuôi bán ra chưa nhiều

Mua Dông làm giống mà được chọn lựa tại chuồng thì còn gì tốt bằng. Thế nhưng, Dông sống ngoài tự nhiên! còn hiếm thì loại Dông sinh sản tại chuồng lại càng hiếm hơn. Nếu có nơi nào bán thì chắc chắn là số lượng ít, và giá cả phải cao hơn bên ngoài...

Điều này rất dễ hiểu, vì “phong trào nuôi Dông tự phát” mới phát triển chưa lâu nên số người nuôi Dông cũng chưa nhiều. Mặt khác, thấy Dông dễ nuôi, chóng lớn, ít tật bệnh lại sinh sản nhanh, cho nhiều lợi, nên đa sô người nuôi Dông đều muốn phát triển thêm bầy đàn của họ nhiều hơn nên sản sinh Dông giống ra bao nhiêu họ đều giữ lại cho mình hết. Mặc dầu mục đích nuôi Dồng của họ là mong sản xuất thật nhiều con giống để tung ra thị trường kiếm lời, nhưng chưa thể bán ra. Nếu nơi nào bán ra thì cũng bán với số lượng ít, tất nhiên giáị cả cũng... trên trời!

Để giải quyết vấn đề khan hiếm Dông giống hiện nay, những ai mới bước vào nghề nuôi Dông nên có những cách giải quyết như sau:

Tìm mua Dông giống tại cơ sở chăn nuôi Dông

Như phần trên chúng tôi dã trình bày, do cơ sở nuôi Dông còn ít, mặt khác nhiều chủ nuôi đang nóng lòng tpng nhanh bầy dàn nên họ dành lại số Dông con cho mình chưa chịu bán ra, nên Dông con vừa hiếm lại vừa có giá cao. Nhưng, với Dông sinh đẻ tại chuồng nầy dù khan hiếm cũng phải lặn lội tìm mua về làm giống. Còn giá cả có cao người nuôi thường bấm bụng sẵn sàng chấp nhận.

Theo tâm lý chung, khi cần mua con giống (dù đó là giống loại gì) không mấy ai lại nề hà đến chuyện đắt rẻ, miễn là chọn được giống tốt mà nuôi là mừng. Vì giống nuôi có đạt chuẩn thì đàn con cháu của chúng sinh ra sau này mới thừa hưởng được những đặc tính tốt của cha mẹ, ông bà chúng.

Không nên mua Dông "chợ" về làm " giống

Dông bán từng xâu ở chợ là Dông thợ săn đánh bẫy hay đào hang bắt được. Những con Dông này đa số đều bị thương tật không ít thì nhiều, nên có tiếc mà nuôi chúng cũng chỉ sống được... năm ba ngày mà thôi. Con nào bị thương tật nhẹ thì “trầy vi tróc vảy”,

hoặc bị què quặt ở chân, đuôi. Loại nầy nếu nuôi sông cũng chỉ làm Dông thịt chứ nuôi cho sinh sản chưa chắc đã thành công. Đáng ngại nhất là thứ thương tật do người bắt được chúng gây ra là dùng tay bẻ gãy đốt xương sống ở thắt lưng con vật để nó không thể phóng chạy thoát thân được nữa, chỉ nằm tại chỗ cựa quậy mà thôi!

Đây là cách mà những người bắt Dông, bắt ếch ở ngoài đồng thường làm. Xương sống của Dông hay ếch khi bị bẻ trật khớp sẽ phát ra tiếng “cắc” khô khan. Sau đó, chúng sẽ bị cột lại từng xâu độ năm bảy con để đem ra chợ bán.

Dông dã bị trọng thương như vậy không thể mua làm giống được, vì mười con sẽ chết hết cả mười. Nhiều người mới bước vào nghề nuôi Dông do không biết nên mua lầm và bị hao tổn một số tiền to...

Nên tự tăng đàn

Nếu bước đầu gặp trở ngại trong việc tìm đủ số Dông giống để nuôi thì nên bắt đầu với số lượng Dông ít ỏi của mình hiện có: Chúng ta đã biết loài bò sát nầy rất mắn đẻ: mới bảy tám tháng tuổi đã bắt đầu sinh sản, mà mỗi lứa trung bình dược năm sáu trứng, may ra cũng nở dược ba bốn con. Số con nầy giữ lại nuôi độ một vài năm thì trong chuồng dã có bầy dàn dông đảo.

Thà chịu chậm lại một thời gian để tăng đủ số lượng bầy dàn, còn hơn là “nóng vội” đi mua phải thứ Dông thịt bán trôi nổi ở bên ngoài về làm giống khiến “tiền mất tật mang”...

Và điều sau cùng, xin lỗi, nếu chúng tôi không nhắc nhở chắc quí vị cũng thừa biết là nên nuôi Dông giống còn tơ, tức Dông mới lớn chưa sinh sản lần nào mới tốt. Dông tơ, Dông lứa nầy đem về nuôi, vừa dễ thuần hóa, thích nghi nhanh với môi trường sống mởi, vừa có thời gian sinh sản dài hơn loại Dông đã già.

Mặt khác, trước khi thả vào chuồng, ta cần kiểm tra kỹ sức khỏe của từng con giống một. Chỉ nuôi những Dông giống cho sức khỏe tốt, sởn sơ, cách ăn mạnh bạo. Những con khù khờ, chạy nhảy chậm chạp là những con nếu không bị thương tật cũng bệnh hoạn, nên loại bỏ đìữig nuôi.

Nên khắt khe với chính mình khi tuyển chọn Dông giống.


Cách Sinh Sản Của Loài Dông Cách Sinh Sản Của Loài Dông Cách Bắt Dông Cách Bắt Dông