Mô hình kinh tế Cần Quan Tâm Phát Triển Nguồn Nhân Lực Nông Nghiệp Công Nghệ Cao
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Cần Quan Tâm Phát Triển Nguồn Nhân Lực Nông Nghiệp Công Nghệ Cao

Ngày đăng 03/12/2014

Cần Quan Tâm Phát Triển Nguồn Nhân Lực Nông Nghiệp Công Nghệ Cao

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay khi nước ta đang hội nhập với kinh tế thế giới, là chìa khóa giúp Việt Nam đi tắt, đón đầu và thực hiện thành công mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Riêng ở Lâm Đồng, từ năm 2004 đã bắt đầu tiến hành xây dựng nền NNCNC. Đến nay, NNCNC đã phát triển mạnh mẽ, góp phần quan trọng vào sự phát triển nông nghiệp của Lâm Đồng, được Trung ương đánh giá đứng đầu cả nước về sản xuất NNCNC.

Hiện tại, Lâm Đồng đã có khoảng 39.237ha canh tác ứng dụng công nghệ cao - chiếm khoảng 15% tổng diện tích canh tác nông nghiệp của tỉnh; giá trị sản xuất NNCNC chiếm tỉ trọng 30% giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp; năng suất, giá trị sản phẩm cây trồng, vật nuôi áp dụng CNC tăng bình quân 25% - 30%, qua đó giúp tăng lợi nhuận cho người sản xuất trên 30% so với sản xuất nông nghiệp thông thường.

Giá trị sản xuất trên diện tích canh tác NNCNC đạt 250-300 triệu đồng/ha, gấp hơn 2 lần so với sản xuất nông nghiệp bình quân chung của toàn tỉnh là trên 122 triệu đồng/ha, trong đó sản xuất rau cao cấp đạt bình quân 450-500 triệu đồng/ha, hoa cao cấp đạt bình quân 800-1.200 triệu đồng/ha.

Có thể thấy, thành công bước đầu trong việc phát triển NNCNC ở Lâm Đồng, bên cạnh các giải pháp về đầu tư cơ sở hạ tầng, lựa chọn mô hình và cơ chế quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh... thì giải pháp về nguồn nhân lực - yếu tố quyết định của quá trình phát triển NNCNC đã được Lâm Đồng chú ý ngay từ đầu và là tỉnh đầu tiên tiến hành đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp công nghệ cao.

Hàng ngàn nông dân và nhiều doanh nghiệp đã được đào tạo, bồi dưỡng với hình thức mời chuyên gia tập huấn kỹ thuật, tiếp cận sản xuất NNCNC, tìm hiểu thị trường cạnh tranh quốc tế...

Cũng thông qua chương trình NNCNC, Lâm Đồng đã tạo được cơ hội hợp tác quốc tế trong đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho hàng ngàn lượt người về kiến thức sản xuất NNCNC; triển khai được nhiều mô hình sản xuất nông sản có chứng nhận theo tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn quốc gia như ORGANIK, Rainforest, GlobalGAP, 4C, UTZ Kapeh, VietGAP...

Từ đó, các doanh nghiệp và hộ nông dân đã hưởng ứng tích cực, mạnh dạn bỏ vốn đầu tư sản xuất. Từ chỗ chỉ vài chục ha ở các doanh nghiệp FDI và chỉ tập trung ở Đà Lạt thì nay sản xuất NNCNC đã phát triển mạnh ở các huyện lân cận như Đức Trọng, Đơn Dương, Lạc Dương, Di Linh, Bảo Lộc, Bảo Lâm... với nhiều loại cây trồng từ rau, hoa, dâu tây, chè, cà phê, lúa chất lượng cao đến một số vật nuôi có giá trị cao như bò sữa, bò thịt cao sản, cá nước lạnh...

Tuy nhiên, có thể nhận thấy, việc phát triển sản xuất NNCNC thời gian qua thường tập trung cho việc đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật như xây dựng nhà kính, nhà lưới, dùng màng phủ PE và các kỹ thuật canh tác cơ giới khác...

Chính vì vậy mà đầu tư cho NNCNC cao hơn so với sản xuất nông nghiệp truyền thống nên một bộ phận khá đông nông dân không đủ điều kiện để đầu tư. Bên cạnh đó, cũng đã xuất hiện những nghi ngại ngày càng nhiều về những ảnh hưởng của quá trình sản xuất NNCNC đến môi trường như hiệu ứng nhà kính, tình trạng xói mòn, ô nhiễm hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật tại Đà Lạt và vùng phụ cận Đơn Dương, Đức Trọng, Lạc Dương - nơi du lịch cảnh quan sinh thái là thế mạnh cũng có thể bị ảnh hưởng tiêu cực.

Ngay vấn đề phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho NNCNC cũng còn nhiều hạn chế, thiếu cả về số lượng, cơ cấu và chất lượng. Còn có nhiều vấn đề chưa được nghiên cứu một cách cơ bản và hệ thống về lý luận cũng như thực tiễn trong việc phát triển nguồn nhân lực NNCNC.

Từ kết quả khảo sát, nghiên cứu thực tế gần đây, bước đầu có thể nêu một số kiến nghị về tiếp tục phát triển nguồn nhân lực NNCNC ở tỉnh Lâm Đồng như sau:

Cần đào tạo và phát triển nhân lực NNCNC đồng bộ ở nhiều loại nông sản có tính cạnh tranh cao và ở hầu hết các công đoạn của quá trình sản xuất nông nghiệp, bao gồm từ nhân lực trong lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ sinh học (giống, kỹ thuật biến đổi gene...) đến nhân lực trong ứng dụng các kỹ thuật canh tác tiên tiến (kĩ thuật tưới, tiêu, kĩ thuật bón phân, màng che, điều hòa độ ẩm, ánh sáng...) và nhân lực trong việc ứng dụng các công nghệ “mềm” (cơ chế tổ chức, quản lý tiên tiến, các hoạt động bảo hộ sở hữu trí tuệ...).

Nghiên cứu và ban hành, thực thi các cơ chế, chính sách riêng biệt, phù hợp với từng mô hình phát triển nhân lực NNCNC. Đối với mô hình phát triển nhân lực NNCNC có sự tác động của nhà nước hiện là mô hình chủ đạo, phổ biến và có ý nghĩa lâu dài cần tiếp tục được quan tâm, thông qua các chương trình, đề án hoặc thông qua các tổ chức sự nghiệp để tập huấn, chuyển giao các tiến bộ KHKT như các chương trình khuyến nông, dạy nghề cho nông dân, xây dựng nông thôn mới…

Đặc biệt, tỉnh cần khuyến khích phát triển nguồn nhân lực NNCNC dựa vào sự chủ động nghiên cứu, chuyển giao và đào tạo của các doanh nghiệp như ở Công ty Hasfarm, Công ty Rừng Hoa..., coi đây là hướng phát triển bền vững.

Bên cạnh đó, thực tiễn phát triển nhân lực NNCNC ở Lâm Đồng trong thời gian qua còn có khá nhiều yếu tố tác động đến như vấn đề vốn, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, phát triển các công nghệ phụ trợ, thị trường... trong đó có vấn đề khá quan trọng là mô hình và công nghệ tổ chức quản lý và sản xuất.

Đây chính là “công nghệ mềm” trong phát triển NNCNC, do đó cần phải được đặc biệt chú ý đầu tư nguồn nhân lực quản lý, điều hành, nhất là đối với các doanh nghiệp, kể cả hợp tác xã, khu và vùng sản xuất NNCNC... Cần xây dựng và khuyến khích sự liên kết có hiệu quả giữa nông dân với các doanh nghiệp, các đơn vị nghiên cứu trong sản xuất - thu hoạch - chế biến - bảo quản và tiêu thụ.

Nguồn bài viết: http://baolamdong.vn/kinhte/201412/can-quan-tam-phat-trien-nguon-nhan-luc-nong-nghiep-cong-nghe-cao-2379831/


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Con Đặc Sản Đang Thiếu Nguồn Cung Con Đặc Sản Đang Thiếu… Bình Định Mở Rộng Thị Trường Tiêu Thụ Cá Ngừ Đại Dương Bình Định Mở Rộng Thị…