Mô hình kinh tế Chăn Nuôi Thủy Cầm Chưa Xứng Tiềm Năng
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Chăn Nuôi Thủy Cầm Chưa Xứng Tiềm Năng

Ngày đăng 31/05/2014

Chăn Nuôi Thủy Cầm Chưa Xứng Tiềm Năng

So với các loại hình chăn nuôi khác, chăn nuôi thủy cầm dường như đang lép vế hơn nhiều, cơ cấu chỉ chiếm chưa đến 20% trong tổng đàn gia cầm. Vì vậy, cần có thêm những giải pháp để chăn nuôi thủy cầm có bước đi vững chắc hơn.

Gia đình ông Quách Mạnh Thắng ở xã Thịnh Hưng (Yên Bình - Yên Bái) nuôi 500 con vịt đẻ trứng. Mấy năm trước, gia đình cũng nuôi 1.000 con vịt. Trước kia, giá trứng vịt 3.000 đồng mỗi quả trong khi cám chỉ 300.000 đồng/bao 40kg.

Đàn vịt 1.000 con mỗi ngày cũng sử dụng hơn 1 triệu đồng tiền thức ăn, trong khi giá cám thì ngày một tăng, giờ đã lên 418.000 đồng/bao, còn giá trứng thì lại giảm xuống còn 2.500 đồng. Tính đi tính lại, chi phí thức ăn chiếm 70% nên ông quyết định giảm đàn xuống còn 500 con.

Ông Thắng cho biết: “Đầu ra các loại sản phẩm từ chăn nuôi thủy cầm tương đối ổn định. Sản phẩm làm ra đến đâu hầu như được tiêu thụ hết đến đó. Nhưng chỉ có điều là giá cả đầu vào thì tăng nhưng đầu ra thì lại giảm, điều này ảnh hưởng đến việc duy trì chăn nuôi và tái đàn chứ chưa nói đến mở rộng quy mô”.

Khó khăn trong chăn nuôi của ông Thắng cũng là khó khăn chung của những người chăn nuôi thủy cầm nói riêng và gia cầm nói chung hiện nay. Để giải quyết khó khăn trước mắt và tăng thêm nguồn thu, ông thả các loại cá mè, trôi, chép vào diện tích ao 100m2 nuôi vịt.

Cá sẽ tận dụng thức ăn rơi và phân của vịt nên làm sạch môi trường nước, giúp giảm chi phí xử lý nước trong ao, giảm chi phí thức ăn đầu tư cho cá, có thêm nguồn thu từ chăn nuôi.

Hiện nay, tổng đàn gia cầm của toàn tỉnh đạt 3,5 triệu con. Trong khi đàn gà không ngừng tăng lên thì số lượng của đàn thủy cầm lại giảm 0,06% so với cùng kỳ. Đến nay, tổng đàn thủy cầm ở mức 516.000 con. Muốn nuôi thủy cầm, quan trọng là phải có diện tích mặt nước.

Tuy không có những cánh đồng rộng lớn, hệ thống kênh rạch chằng chịt như các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nhưng Yên Bái là một tỉnh có diện tích mặt nước lớn với hồ Thác Bà, đầm Vân Hội, đầm Hậu, hơn 3.000 hồ đập và nhiều diện tích ao hồ, sông, suối...

Diện tích mặt nước này hoàn toàn có thể tận dụng để chăn nuôi thủy cầm. Chăn nuôi thủy cầm đang tập trung chủ yếu tại huyện Yên Bình, thành phố Yên Bái và huyện Trấn Yên.

Sau nhiều năm, những giống thủy cầm mới như ngan Pháp, vịt Kaki Cambell hay vịt siêu trứng đều đã được đưa vào chăn nuôi tại địa phương, chủ yếu là vịt lấy thịt, vịt lấy trứng, ngan thịt. Điều đó cho thấy, nông dân không ngừng tìm tòi các phương thức chăn nuôi mới. Ngoài ra còn có các giống thủy cầm đặc sản như: giống vịt bầu Lục Yên, vịt Nghĩa Lộ cho chất lượng thịt thơm ngon và hiệu quả kinh tế cao. Khó khăn của chăn nuôi thủy cầm hiện nay đầu tiên phải kể đến giá bán.

Một thực tế tồn tại nhiều năm nay là giá các sản phẩm thủy cầm, bao gồm cả thịt và trứng luôn thấp hơn so với gà nên chưa thu hút được nông dân. Chúng ta chưa có phong trào nuôi vịt thả đồng do khoảng cách giữa các mùa vụ ngắn và diện tích đồng ruộng nhỏ hẹp. Các giống mới đã được đưa vào chăn nuôi nhưng chưa nhiều. Đó là chưa kể dịch bệnh thường xuyên đe dọa đàn vật nuôi như: cúm, tụ huyết trùng.

Có thể nói, ngành chăn nuôi thủy cầm chưa thực sự phát triển tương xứng với tiềm năng và mới chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ lẻ, manh mún trong các nông hộ, phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại chỗ chứ chưa thể xuất bán ra bên ngoài. Chính sách hỗ trợ của tỉnh với mức 15 triệu đồng/cơ sở quy mô 1.000 con đã khuyến khích nhiều cơ sở chăn nuôi thủy cầm theo hướng hàng hóa.

Ông Trần Đức Lâm - Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: “Nếu có diện tích mặt nước, tận dụng các ngách, đầm, sông suối nhỏ lẻ và được đầu tư đúng mức, chăn nuôi thủy cầm vẫn phát huy hiệu quả, mang lại giá trị kinh tế cao.

Những loại vịt đặc sản như vịt Lâm Thượng, vịt Khánh Thiện của Lục Yên hay vịt Nghĩa Lộ được nuôi dân dã sẽ tạo ra điểm nhấn trong chăn nuôi thủy cầm. Tuy nhiên, do đặc thù của loại thủy cầm nên cần tăng cường khâu quản lý trong chăn nuôi. Bên cạnh đó là phát triển những loại giống mới, cho năng suất cao về thịt hoặc trứng sẽ tạo ra hiệu quả về kinh tế”.

Nông dân nên tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp, có tỷ lệ phối trộn thức ăn hợp lý để giảm giá thành sản phẩm. Các cơ quan chuyên môn cần tăng cường tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, thực hành cho người chăn nuôi các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, áp dụng các biện pháp phòng bệnh đầy đủ, xây dựng liên kết giữa chăn nuôi với tiêu thụ thông qua các doanh nghiệp.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Nông Dân Cẩn Trọng Trồng Cây Sưa Đỏ Nông Dân Cẩn Trọng Trồng… Bảo Hiểm Cà Mau Chưa Giải Quyết Bồi Hoàn 38 Hợp Đồng Bảo Hiểm Nuôi Tôm Bảo Hiểm Cà Mau Chưa…