Tin nông nghiệp Chủ động kiểm tra đồng ruộng, bảo vệ lúa đông xuân
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Chủ động kiểm tra đồng ruộng, bảo vệ lúa đông xuân

Tác giả Khánh Phan, ngày đăng 21/12/2015

Chủ động kiểm tra đồng ruộng, bảo vệ lúa đông xuân

Hiện toàn tỉnh Đồng Tháp xuống giống trên 185.900ha diện tích lúa đông xuân 2015 - 2016, đạt 92% so với kế hoạch.

Trong đó, các diện tích xuống giống sớm vào giai đoạn trổ chín khoảng 10.000ha.

Giai đoạn lúa làm đòng hơn 66.100ha, giai đoạn lúa đẻ nhánh chiếm khoảng 40.600ha và lúa ở giai đoạn mạ chiếm khoảng 69.000ha.

Vụ đông xuân năm nay được ngành nông nghiệp xác định là gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của tình hình thời tiết.

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Đồng Tháp, trong vụ đông xuân này, nông dân trên địa bàn tỉnh đã xử lý tốt các biện pháp nên lúa đang phát triển tốt.

Qua kiểm tra đồng ruộng cho thấy, tình hình sâu, bệnh gây hại lúa các giai đoạn vụ đông xuân năm nay không đáng kể.

Đối tượng gây hại chủ yếu là: rầy nâu, bù lạch, sâu cuốn lá, đạo ôn...

Cụ thể, mật độ rầy nâu gây hại ở giai đoạn lúa đẻ nhánh chỉ ở mức nhẹ đến trung bình, chủ yếu là rầy tại chỗ; mật độ rầy di trú không xuất hiện nhiều do các trà lúa thu đông còn lại sắp thu hoạch dứt điểm đến cuối tháng 12.

Ngoài ra, các loại sâu bệnh khác gây hại cho lúa như: bệnh đạo ôn lá, cháy bìa lá, sâu cuốn lá...

chỉ xuất hiện ở mức nhẹ có thể kiểm soát.

Để đảm bảo chủ động phòng trừ các loại sâu bệnh gây hại trên lúa đông xuân, Chi cục bảo vệ thực vật thường xuyên dự báo về tình hình sâu bệnh cho người nông dân.

Vì vậy, nhiều diện tích có mật độ rầy nâu cao được quản lý kịp thời nên đảm bảo cho lúa phát triển tốt.

Theo Chi cục bảo vệ thực vật, đối với các diện tích chưa xuống giống, nông dân phải đảm bảo thời gian cách ly giữa vụ, làm đất thật kỹ trước khi gieo sạ.

Nông dân nên chú ý không bón phân thừa đạm để kéo giảm tỷ lệ nhiễm bệnh cháy bìa lá và đạo ôn lá; phun thuốc đặc trị rầy nâu giai đoạn rầy chưa phát triển mạnh; đảm bảo mực nước trên ruộng cho lúa phát triển tốt...

Trong giai đoạn lúa đẻ nhánh rất dễ mẫn cảm với các loại sâu, bệnh nên nông dân cần chú ý thăm đồng thường xuyên kết hợp với sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hợp lý cho lúa phát triển đồng đều.

Theo dự báo của ngành nông nghiệp, các diện tích thu hoạch sau Tết Nguyên đán 2016 sẽ còn gặp nhiều khó khăn do nhiệt độ tăng cao là điều kiện để các loại sâu bệnh gây hại.

Bà Lê Thị Hà - Phó Phòng bảo vệ thực vật Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh cho biết: “Để phòng trừ sâu, bệnh gây hại lúa đông xuân 2015 - 2016, cùng với kỹ thuật canh tác, nông dân nên chú ý việc sử dụng thuốc hóa học hợp lý cho từng loại bệnh và từng giai đoạn; sử dụng thuốc theo màu sắc cây lúa và theo nguyên tắc 4 đúng...

Nông dân nên nắm rõ diễn biến thời tiết và kiểm tra ruộng đồng thường xuyên để phát hiện bệnh sớm và có biện pháp ngăn chặn kịp thời”.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Rau cần VietGAP xuất khẩu sang Hàn Quốc sạch thế nào Rau cần VietGAP xuất khẩu… TP.HCM tái cơ cấu nền nông nghiệp động lực là khoa học công nghệ TP.HCM tái cơ cấu nền…