Mô hình kinh tế Chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở Phước Sơn cách chuyển hiệu quả
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở Phước Sơn cách chuyển hiệu quả

Ngày đăng 17/06/2015

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở Phước Sơn cách chuyển hiệu quả

Để nâng cao hiệu suất sử dụng đất trong điều kiện biến đổi khí hậu, thời tiết nắng nóng, hạn hán tiếp tục diễn ra, huyện Phước Sơn vận động nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, lựa chọn cây trồng thế mạnh để phát triển kinh tế, ổn định đời sống.

Theo đó, địa phương chuyển đổi những diện tích đất lúa thiếu nước sang trồng bắp tại xã Phước Xuân và Phước Hiệp. Vụ đông xuân vừa qua, các địa phương này đã trồng hơn 10ha bắp, năng suất đạt 70 tạ/ha, giá trị kinh tế cao gần gấp đôi so với trồng lúa nước. Sau thành công của vụ đông xuân, vụ hè thu này, được sự hướng dẫn của cán bộ khuyến nông, người dân ở các xã có ruộng lúa thiếu nước của huyện đã mở rộng diện tích trồng bắp lên khoảng hơn 100ha. Ngoài ra, nông dân còn trồng khoảng 195ha sắn xen canh với lúa rẫy cũng đem lại thu nhập đáng kể.

Tại các xã ở vùng trung và thấp như Phước Năng, Phước Mỹ, Phước Đức, huyện chủ trương chuyển đổi một số diện tích trồng keo sang trồng bời lời. Ông Hồ Văn Dẻo (thôn 3, Phước Năng) cho biết: “Nhờ 2ha trồng bời lời mà gia đình thoát khỏi hộ nghèo. Năm 2013, gia đình thu hoạch lứa đầu tiên được 80 triệu đồng, cuối năm nay diện tích trên tiếp tục cho thu hoạch. Đầu ra ổn định, do vậy hiệu quả của cây bời lời cao hơn cây keo nhiều”. Hiện diện tích bời lời của huyện Phước Sơn khoảng hơn 300ha, dự tích đến năm 2017 sẽ mở rộng thêm 1.000ha nữa. Vùng cao tiếp tục trồng thêm diện tích quế và mở rộng trồng cây dược liệu như sâm dây, sâm bảy lá hoa…

Ngoài trồng bắp và phát triển kinh tế rừng, huyện Phước Sơn cũng chủ trương cho người dân hạn chế trồng cây keo trên những vùng đất bằng phẳng, đất đai màu mỡ. Số diện tích này được chuyển sang trồng rau màu như đậu phụng, đậu xanh, ớt, dưa, bí…, giúp người dân có nguồn thu nhập ổn định và thường xuyên hơn.

Ông Nguyễn Phiếm - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Phước Sơn cho biết, những năm qua, địa phương đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý nên kinh tế nông nghiệp có những chuyển biến tích cực. Huyện đã tổ chức nhiều đợt tham quan để nông dân học hỏi kinh nghiệm các mô hình phát triển kinh tế, tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, đưa các cây con, giống mới vào sản xuất.

Nhờ vậy nhiều hộ nông dân đã đổi mới tư duy, mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế, đa dạng các loại cây trồng, vật nuôi. Ngoài ra, địa phương còn lồng ghép các chương trình khuyến nông, khuyến lâm để hỗ trợ cây, con giống, vật tư phục vụ sản xuất từ nguồn ngân sách huyện và chương trình mục tiêu quốc gia; tạo cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển đối với các hộ nông dân, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thủy lợi, giao thông… đã tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân đẩy mạnh sản xuất.

“Có thể nói, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở Phước Sơn đang có những hướng đi tích cực, giúp nông dân cải thiện thu nhập từ sản xuất nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa cây trồng, góp phần vào chương trình xây dựng nông thôn mới và xóa đói giảm nghèo tại địa phương” – ông Phiếm nói.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Trồng rừng thân thiện với môi trường Trồng rừng thân thiện với… Xã Tất Thắng phát triển mô hình nuôi giun quế Xã Tất Thắng phát triển…