Trồng sắn Công nghệ mới giúp chế biến sắn hiệu quả và bền vững hơn
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Công nghệ mới giúp chế biến sắn hiệu quả và bền vững hơn

Tác giả Nguyễn Thị Sâm (tổng hợp), ngày đăng 25/11/2017

Công nghệ mới giúp chế biến sắn hiệu quả và bền vững hơn

Nghề sản xuất và chế biến sau thu hoạch sắn là hoạt động kinh tế lớn tại Đông Nam Á, Châu Phi và Châu Mỹ La-tinh. Ở nhiều nước, việc chế biến sắn được thực hiện tại các nhà máy quy mô vừa và nhỏ, hoạt động không hiệu quả. Các nhà máy này hoạt động kém hiệu quả, tiêu hao nhiều năng lượng, ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và môi trường.

Chế biến tinh bột sắn tại Việt Nam

Xét khả năng phát triển lớn mạnh của ngành công nghiệp sắn do sự gia tăng dân số và sự phát triển kinh tế, tối ưu hóa công nghệ chế biến sắn để đảm bảo ngành công nghiệp này phát triển một cách bền vững là rất quan trọng.

Để cải thiện công nghệ chế biến sắn, các chương trình nghiên cứu của Nhóm tư vấn nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế (Consultative Group on International Reseach - CGIAR) đã tiến hành nghiên cứu về tinh bột sắn và mì ở một số nước trên thế giới. Những kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, làm khô nhân tạo sắn nhanh hơn là phơi nắng và do vậy, đây là một yếu tố quan trọng để nâng cao năng suất của nhà máy. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ ra rằng làm khô nhân tạo tiêu hao 70-75% tổng năng lượng được sử dụng của một nhà máy tinh bột sắn điển hình.

Với mục đích phát triển các công nghệ sấy khô tiên tiến nhằm giúp cho quy trình trở nên hiệu quả và bền vững hơn về mặt môi trường, dự án đã triển khai tiếp một hoạt động nghiên cứu sử dụng các mẫu mô phỏng sấy nhanh trên máy tính, qua đó chứng minh rằng những cải tiến như vậy đối với các lò sấy quy mô nhỏ là hoàn toàn khả thi.

Một mô hình số của kỹ thuật sấy nhanh nhằm mô phỏng và so sánh quy trình sấy ở quy mô nhỏ và lớn đã được xây dựng, tiếp đó là các phương pháp xác định kích cỡ tối ưu và các điều kiện vận hành của máy sấy nhanh, phù hợp với các công suất sản xuất khác nhau.

Công nghệ sấy khô nhanh phù hợp để sấy khô tinh bột sắn và các loại bột khác. Công nghệ sấy này với quy mô lớn có thể giảm 80-90% nặng lượng so với sấy khô thông thường. Tuy nhiên với quy mô nhỏ (dưới 50 tấn sản phẩm khô mỗi ngày) thì hiệu quả năng lượng chỉ đạt 40-60% do lượng sấy không đủ so với thiết kế máy.

Nhà máy chế biến tinh bột sắn bằng công nghệ sấy nhanh

Để chia sẻ kết quả nghiên cứu trên với khu vực tư nhân và cộng đồng, một hội thảo đã được diễn ra tại Băng cốc, Thái Lan vào tháng 11 năm 2015 do đại sứ quán Pháp tại Thái Lan tài trợ. Hội thảo thu hút sự tham gia của các đại biểu đến từ nhiều nước như Thái Lan, Việt Nam, Myanmar, Indonesia, Philiipines, Colombia, Đức, Pháp… Đây là cơ hội để các nhà sản xuất kết nối và hợp tác trong tương lai cho sự phát triển của ngành công nghiệp sắn.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Trồng sắn trên đất lúa thiếu nước Trồng sắn trên đất lúa… Kinh nghiệm trồng sắn cho năng suất cao ở địa phương Kinh nghiệm trồng sắn cho…