Mô hình kinh tế Cựu Chiến Binh Huyện Điện Biên Làm Kinh Tế Giỏi
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Cựu Chiến Binh Huyện Điện Biên Làm Kinh Tế Giỏi

Ngày đăng 28/06/2013

Cựu Chiến Binh Huyện Điện Biên Làm Kinh Tế Giỏi

Phát huy phẩm chất “bộ đội cụ Hồ”, dù tuổi đã cao song rất nhiều cựu chiến binh ở huyện Điện Biên vẫn tích cực tham gia công tác xã hội, lao động sản xuất, phát triển kinh tế gia đình. Nhiều cựu chiến binh (CCB) đã trở thành những điển hình kinh tế giỏi, đóng góp nhiều trong phong trào xóa đói giảm nghèo của địa phương.

Đã gần 70 tuổi, CCB Trần Văn Muôn, đội 3, Pom Lót, huyện Điện Biên vẫn tích cực tăng gia sản xuất, cải thiện kinh tế gia đình. Ngoài thời gian làm dịch vụ xay xát, ông Muôn còn tranh thủ nuôi lợn, gà với thu nhập bình quân 160 triệu đồng/năm. Ngoài ra ông còn giữ chức Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã Sam Mứn. Có điều kiện ông đã tư vấn, giúp đỡ nhiều hội viên cao tuổi hoàn cảnh gia đình còn nhiều khó khăn.

Cựu chiến binh Lê Văn Hoàn ở đội 7, xã Thanh Hưng cũng là một trong nhiều điển hình trong phong trào cựu chiến binh làm kinh tế giỏi ở huyện Điện Biên, với mô hình khoanh nuôi bảo vệ trên 100ha rừng. Ngoài phát triển kinh tế gia đình, mô hình kinh tế của ông Hoàn còn tạo việc làm cho 10 - 15 lao động tại địa phương với thu nhập trung bình 2,5 triệu đồng/người/tháng.

Hiện nay Hội CCB binh huyện Điện Biên có 3.885 hội viên. Với 145 hội viên làm kinh tế giỏi, gia đình có thu nhập cao nên Hội CCB huyện được đánh giá là một trong những cấp hội có tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm nhanh. Với tinh thần dám nghĩ, dám làm, nhiều CCB đã động viên gia đình khắc phục khó khăn, mạnh dạn vay vốn đầu tư chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Bằng nhiều hình thức, Hội đã giúp đỡ hội viên vay vốn với lãi suất ưu đãi để có điều kiện đầu tư mở rộng sản xuất.

Ngoài hỗ trợ vay vốn với lãi suất ưu đãi cho hội viên theo Chương trình 120, Hội còn phối hợp với Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện thẩm định, giải ngân hiệu quả các dự án hỗ trợ. Hiện toàn huyện có 84 tổ vay vốn do hội CCB quản lý với 2.361 hộ được vay, tổng dư nợ 46 tỷ đồng. Để nâng cao hiệu quả và công tác quản lý, sử dụng nguồn vốn vay, các tổ vay vốn tại cơ sở đều được kiện toàn. Cấp hội thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thu hồi gốc, lãi đúng kỳ hạn. Qua công tác kiểm tra, 100% số hộ vay vốn đều sử dụng đúng mục đích, mang lại hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho gia đình.

Năm qua, các cấp hội đã phối hợp với ngành chuyên môn tổ chức 10 lớp tập huấn khuyến nông khuyến ngư, 15 lớp tập huấn xoá đói giảm nghèo cho gần 400 hội viên; tư vấn cho hội viên các mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình và tại địa phương. Với các xã vùng ngoài như: Nà Tấu, Nà Nhạn, Hội khuyến khích hội viên mở rộng diện tích trồng cây dong riềng; xã Na Ư phát triển cây đậu tương; Núa Ngam trồng ngô, sắn...

Không ngừng củng cố, nâng cao hiệu quả các hoạt động của tổ chức hội, đẩy mạnh các phong trào thi đua làm kinh tế giỏi, tuổi cao gương sáng trong hội viên nên tỷ lệ gia đình hội viên CCB nghèo và cận nghèo ở huyện Điện Biên giảm nhanh, từ 665 hộ trong năm 2012 đến nay chỉ còn 330 hộ. Nhiều gương điển hình trong phong trào thi đua sản xuất, làm kinh tế giỏi không chỉ ở các xã vùng lòng chảo có điều kiện thuận lợi mà cả ở các xã vùng ngoài, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Như cụ Và Gà So, bản Con Cang, xã Na Ư có trang trại nuôi trâu, bò, dê cho thu nhập gần 200 triệu đồng/năm; ông Lò Văn Nộ, bản Xẻ, xã Nà Tấu với mô hình nuôi trâu, bò, lợn.

Ông Vũ Tiến Tám, Phó Chủ tịch Hội CCB huyện Điện Biên cho biết: Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua làm kinh tế giỏi, bên cạnh việc động viên hội viên phát triển các mô hình chăn nuôi, cấp hội sẽ tăng cường phối hợp với các tổ chức đoàn thể, các đơn vị giúp hội viên tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, nhân rộng các mô hình điểm. Đồng thời sẽ tăng cường kiểm tra việc sử dụng, đánh giá hiệu quả nguồn vốn vay tại các cơ sở hội. Riêng với các xã vùng ngoài, hội sẽ chủ động phối hợp với Trạm khuyến nông - khuyến ngư giúp hội viên tiếp cận các giống cây con mới, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, tận dụng thế mạnh vườn đồi, rừng núi để phát triển kinh tế gia đình


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Tiêu Chuẩn BAP Mới Dành Cho Trang Trại Nuôi Đa Loài Tiêu Chuẩn BAP Mới Dành… Triển Vọng Mô Hình Sản Xuất Nấm Cao Cấp Tại Điện Biên Triển Vọng Mô Hình Sản…