Tin nông nghiệp Dân chưa mặn mà với vùng khuyến khích chăn nuôi
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Dân chưa mặn mà với vùng khuyến khích chăn nuôi

Tác giả CHÍ CÔNG, ngày đăng 23/12/2015

Dân chưa mặn mà với vùng khuyến khích chăn nuôi

Theo anh Trần Minh Ửng, chủ cơ sở lò ấp gà Hậu Giang, ở ấp Tân Long, xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp, mặc dù, nhiều lần cán bộ thú y huyện đến vận động và khuyến khích đầu tư về vùng chăn nuôi tập trung để nuôi thoải mái hơn và kiểm soát tốt dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh môi trường, nhưng do đầu tư phát triển cơ sở ở địa phương khá lâu nên việc di dời các trang thiết bị phục vụ trong chăn nuôi rất khó thực hiện.

Bởi vì, chúng khá cồng kềnh và rườm rà.

Anh Ửng cho biết: “Hiện tại cơ sở của tôi được đầu tư diện tích khoảng 10 công đất, với trên 6.000 con gà thịt, hầu hết quy trình chăn nuôi đều theo dây chuyền khép kín nên di dời sẽ gặp nhiều khó khăn, chưa tính đến chuyện xây dựng lại một cơ sở nuôi mới sẽ mất gần cả tỉ đồng”.

Không chỉ có những cơ sở chăn nuôi quy mô lớn ngán ngại, mà những hộ chăn nuôi gia đình cũng dè dặt trong việc nuôi tập trung.

Như trường hợp của bà Mai Thị Loan, ở ấp 7B2, xã Vị Thanh, huyện Vị Thủy, bà đã gắn bó với nghề chăn nuôi heo hơn 5 năm và cuộc sống có phần cải thiện hơn trước.

Vì thế, không ít lần bà dự định sẽ phát triển nuôi heo theo quy mô lớn, nhưng việc xoay xở vốn nuôi đã trở thành thách thức không nhỏ cho gia đình.

Bà Loan bộc bạch: “Chăn nuôi quy mô lớn theo hướng tập trung thì tôi cũng thích lắm, nhưng chi phí đầu tư quá cao.

Quan trọng là nhân công làm thuê lại hiếm, cộng thêm thị trường đầu ra cho sản phẩm còn hạn chế, gia đình tôi sợ lo không nổi”.

Còn ông Lý Sem, ở ấp 1, xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp, nuôi gà gia công cho công ty CP hơn 20 năm, tâm sự: “Chăn nuôi theo quy mô lớn luôn đòi hỏi điều kiện hạ tầng giao thông thuận tiện để phục vụ cho việc chuyên chở thức ăn và sản phẩm sau này.

Tuy nhiên, hệ thống cầu, đường ở vùng được khuyến khích hiện chưa được đầu tư đồng bộ.

Chưa kể là khi người dân, doanh nghiệp phải lo đầu tư mọi thứ lại từ đầu, từ việc mua mặt bằng cho đến xây dựng chuồng trại.

Thế nên, đến vùng khuyến khích chăn nuôi sẽ gặp rủi nhiều hơn may”.

Anh Nguyễn Văn Sáu, Trưởng trạm Thú y huyện Phụng Hiệp, thừa nhận từ khi triển khai thực hiện quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung trên địa bàn huyện Phụng Hiệp, cũng có một vài doanh nghiệp đến khảo sát.

Tuy nhiên, họ đến xem rồi lặng lẽ rút lui.

Khi mà hệ thống cầu, đường nông thôn ở vùng khuyến khích chăn nuôi ở địa phương vẫn còn hạn chế, mặt đường nhỏ, tải trọng thấp, gây rất nhiều trở ngại đến quá trình lưu thông vận chuyển sản phẩm bằng xe tải.

Còn những người dân và doanh nghiệp mới có định hướng chăn nuôi theo quy mô lớn thì lo lắng cho việc đầu tư xây dựng trọn gói.

Bởi, nguồn vốn ban đầu còn hạn hẹp và họ chưa mặn mà với chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp theo Nghị định 210 của Chính phủ.

Ngoài ra, tập quán người dân thả nuôi với quy mô nhỏ lẻ đã quen, khi chuyển sang phương thức nuôi có đầu tư lớn thì khó mà làm theo.

Ông Trịnh Hùng Cường, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh, thông tin việc quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung trên địa bàn tỉnh là quy hoạch mở, khuyến khích dân, doanh nghiệp tham gia đầu tư nhằm quản lý tốt dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh môi trường và phát triển ngành chăn nuôi theo hướng bền vững.

Thế nhưng, đến nay, việc triển khai thực hiện ở một số địa phương còn gặp nhiều vướng mắc, một phần là do quá trình chăn nuôi của người dân còn nhỏ lẻ, phân tán, chưa mạnh dạn nuôi theo quy mô lớn.

“Để giải quyết những khó khăn trên, chính quyền địa phương cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giúp cho dân và doanh nghiệp hiểu về lợi ích chung của việc chăn nuôi ở những vùng được khuyến khích.

Đồng thời, rà soát, xem xét, đặc điểm thế mạnh chăn nuôi của từng vùng, từng bước đưa ra những kế hoạch cụ thể.

Trước hết, cần xin chủ trương hỗ trợ vốn đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng như điện, đường cho phù hợp.

Có như thế, trong những năm tới đây mới thu hút được dân, doanh nghiệp vào đầu tư chăn nuôi tập trung, phát triển theo hướng bền vững”, ông Cường đề xuất.Theo quy hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt, có 3 huyện được bố trí vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung.

Trong đó, huyện Phụng Hiệp, được bố trí ở xã Hòa An, chia làm 2 vùng, bao gồm, vùng 1, thuộc ấp Bào Môn và ấp Hòa Phụng C, với diện tích 270ha; vùng 2, diện tích 250ha, ở ấp 6 và ấp 7.

Huyện Vị Thủy, bố trí 1 vùng thuộc xã Vĩnh Trung, diện tích 150ha.

Còn huyện Long Mỹ, được khuyến khích ở xã Xà Phiên, diện tích 200ha và xã Lương Nghĩa, với tổng diện tích 330ha.

 


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Niềm vui xã anh hùng Niềm vui xã anh hùng Đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam Hiện tượng Nhật Bản Đầu tư vào nông nghiệp…