Mô hình kinh tế Để hàng Việt chiếm lĩnh thị trường nội địa cải tiến khâu thiết kế và marketing
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Để hàng Việt chiếm lĩnh thị trường nội địa cải tiến khâu thiết kế và marketing

Ngày đăng 13/10/2015

Để hàng Việt chiếm lĩnh thị trường nội địa cải tiến khâu thiết kế và marketing

Bao bì nhãn mác là điểm yếu của hầu hết các sản phẩm Việt

Bà Mai Thị Ánh Tuyết- Giám đốc Sở Công Thương An Giang - cho biết, những năm gần đây, bên cạnh việc xúc tiến xuất khẩu, An Giang rất quan tâm đến các hoạt động xúc tiến thương mại tại thị trường nội địa cho DN.

Kết quả, chỉ trong 2 năm 2013-2014, tổng giá trị hàng hóa của các DN An Giang xúc tiến tại các tỉnh là 240 tỷ đồng, gấp 1,5 lần so với trước đó.

Hiện hàng hóa của các DN trong tỉnh đã thâm nhập được vào thị trường TP.Hồ Chí Minh, các tỉnh Tây Nguyên và Hà Nội. Trong đó, TP.Hồ Chí Minh chiếm 85% tổng hàng hóa.

Trong 8 tháng đầu năm 2015, doanh số hàng hóa của An Giang tại các tỉnh này đã đạt trên 50 tỷ đồng, trong đó có DN tăng gấp 2 đến 3 lần so với thời điểm trước khi tiến hành các hoạt động xúc tiến.

Dưới góc độ DN, ông Tô Quế Lâm- Giám đốc bán hàng Công ty TNHH MTV TANS - cho biết, công ty luôn xác định tiêu thụ nội địa là chính nên thời gian qua ngoài việc nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện bao bì nhãn mác, công ty luôn tìm hiểu nhu cầu của người tiêu dùng để đưa ra sản phẩm phù hợp.

Nhờ đó, các sản phẩm đậu phộng nhãn hiệu Tân Tân của DN hiện đạt doanh thu 15 tỷ đồng/tháng và dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Tuy có tiềm năng lớn nhưng theo bà Mai Ánh Tuyết, việc đứng vững hay phát trtiển ở thị trường nội địa của DN sẽ ngày càng khó khăn do phải chịu áp lực cạnh tranh khốc liệt.

Do vậy, để hỗ trợ DN tốt hơn, việc triển khai các hoạt động kết nối cung cầu giữa các địa phương cần phải hướng vào các đối tượng, phân khúc cụ thể như chợ truyền thống, siêu thị, các khu công nghiệp... nhằm tạo ra phân khúc khách hàng cụ thể hơn, giúp DN có thể thâm nhập vào các phân khúc phù hợp với thế mạnh của mình.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cần có chính sách rõ nét hơn trong việc hỗ trợ các DN sản xuất tiểu thủ công nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm.

Từ góc độ của một nhà phân phối hàng Việt, ông Kim Tee Ho- Giám đốc thu mua của hệ thống Lotte mart - nhận định, sản phẩm của Việt Nam tốt, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng nhưng vẫn còn hạn chế về giá cả, bao bì đóng gói.

Do vậy, các DN cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm, bao bì, mẫu mã để tiếp cận thị trường tốt hơn.

Còn theo ông Trần Lâm Hồng- Phó Tổng giám đốc Saigon Co.op, ngoài các điểm yếu về bao bì, đóng gói thì việc đầu tư cho xây dựng thương hiệu, marketing của DN còn yếu.

Bên cạnh đó, phần lớn các DN sản xuất có quy mô vừa và nhỏ nên việc đáp ứng yêu cầu của nhà phân phối về số lượng đơn hàng cũng như độ đồng đều về chất lượng sản phẩm còn hạn chế.

Đây là nguyên nhân chính khiến cho nhiều đơn vị dù đã được Saigon Co.op hỗ trợ đưa hàng vào siêu thị nhưng sau một thời gian vẫn phải rút lui khỏi thị trường


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Xuất khẩu điều kỳ vọng đạt 2,5 tỷ USD Xuất khẩu điều kỳ vọng…  Phiên chợ khuyến mại kéo người tiêu dùng đến với hàng giá rẻ Phiên chợ khuyến mại kéo…