Nuôi lợn (Heo) Dịch tiêu chảy cấp trên heo - Những điều cần biết - Phần 2
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Dịch tiêu chảy cấp trên heo - Những điều cần biết - Phần 2

Author PGS TS Nguyễn Ngọc Hải, publish date Monday. June 20th, 2016

Dịch tiêu chảy cấp trên heo - Những điều cần biết - Phần 2

2. Can thiệp khi có dịch tiêu chảy cấp

- Biện pháp thú y: Vì đây là bệnh do virus gây ra nên sử dụng kháng sinh chỉ là biện pháp hạn chế thiệt hại do các bệnh phụ nhiễm bởi vi khuẩn, nhất là vi khuẩn đường ruột như E.

coli, Salmonella, bệnh lỵ...

Có thể sử dụng kháng sinh (loại kháng sinh mà trại vẫn sử dụng) pha vào nước uống, nước truyền dịch bù nước cho heo con.

- Vệ sinh chuồng trại và cách ly: Tăng cường vệ sinh, sát trùng, hạn chế người vào thăm trại.

Biện pháp này chỉ có ý nghĩa rõ rệt nhằm mục đích phòng bệnh xâm nhập vào trong trại.

Một khi dịch tiêu chảy cấp đã xuất hiện thì biện pháp này chỉ có ý nghĩa trong việc làm giảm nguy cơ phụ nhiễm, không có tác dụng chặn đứng dịch bệnh.

Chú ý trong thời gian này không nhập thêm heo mới vào trại.

- Gây nhiễm nhân tạo: biện pháp này được thực hiện nhằm mục đích đẩy nhanh thời gian xuất hiện và kết thúc bệnh, cắt dịch sớm, tạo điều kiện thuận lợi trong việc áp dụng tốt nhất các biện pháp giảm thiểu thiệt hại.

Việc gây nhiễm nhân tạo nếu áp dụng đúng cách cũng có thể ngăn được bệnh tiêu chảy trên một số đàn heo con sinh sau.

Có thể thực hiện gây nhiễm nhân tạo như sau: lấy ruột heo con đang bị tiêu chảy, nghiền nát và hòa vào nước hoặc trộn vào trong thức ăn, có thể bổ sung kháng sinh, cho 10 heo khác uống (heo con, heo thịt, heo nái kể cả hậu bị và nái sắp sanh).

Đối với nái sắp sanh cần lưu ý 2 trường hợp sau:

+ Trường hợp 1: nái sắp sanh trong vòng 1 – 2 tuần, khi được gây nhiễm nhân tạo cả mẹ và con sau này sinh ra đều bị dịch tiêu chảy cấp.

+ Trường hợp 2: nái sanh sau 2 tuần nữa, khi được gây nhiễm nhân tạo những nái này có thể bị tiêu chảy cấp nhưng đàn con sinh ra có thể được bảo vệ.

Tuy nhiên, hiệu quả phòng bệnh còn tùy thuộc vào cá thể và quy trình chăn nuôi, kiểm soát lây nhiễm...

Bà con cần chú ý biện pháp gây nhiễm nhân tạo trong dịch tiêu chảy cấp là biện pháp vô cùng cần thiết và quan trọng vì chỉ khi nào áp dụng và áp dụng đúng biện pháp nói trên chúng ta mới hạn chế được thiệt hại và ngăn ngừa nguy cơ tái phát dịch trong trại.

Heo sau khi được gây nhiễm nhân tạo, nhất là heo nái sẽ có kháng thể chống lại dịch tiêu chảy cấp.

Kháng thể này sẽ truyền cho heo con của lứa sau thông qua sữa, nhờ vậy heo con ở lứa sau không bị bệnh tiêu chảy cấp.

Tuy nhiên, tùy theo quy trình cắt dịch và gây nhiễm nhân tạo, an toàn phòng chống dịch được áp dụng tại trại và tùy theo cá thể, hiệu quả có thể khác nhau giữa các trại và các cá thể heo nái, nhưng nhìn chung sẽ bảo vệ được đàn heo con của lứa sau chống lại bệnh tiêu chảy cấp.

- Chăm sóc, nuôi dưỡng: Giảm cho ăn 4 – 5 ngày, cho ăn lại ½ khẩu phần, tăng khẩu phần từ từ...

mục đích của biện pháp này nhằm giảm nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn đường ruột và hỗ trợ sự phục hồi của niêm mạc ruột đã bị hư hại do virus tấn công.

Chú ý trong thời gian này cần đảm bảo lượng nước uống đầy đủ, đảm bảo chất lượng cho tất cả các nhóm heo.

Đối với heo con bị bệnh, để làm giảm tỷ lệ tử vong nên áp dụng các biện pháp sau: bù nước tích cực bằng cách cho uống trực tiếp, truyền xoang bụng...

dung dịch gồm muối 9 g/lít, đường glucose 40 g/lít, có thể bổ sung thêm kẽm sulfat 0,02 % và tanin cầm tiêu chảy.

Tăng nhiệt độ chuồng nuôi thêm 2 – 3 độ để tăng cường ủ ấm cho heo con.

3. Chú ý sau khi dịch đã qua (sau 21 ngày):

Cần áp dụng các biện pháp an toàn sinh học như vệ sinh tiêu độc cẩn thận chuồng trại, người thăm viếng, phương tiện vận chuyển...

Chỉ nhập heo mới về trại sau 4 tháng xảy ra dịch và chú ý biện pháp cách ly.

Nếu không tuân thủ biện pháp gây nhiễm nhân tạo và biện pháp cách ly, nhập heo mới đúng thời gian, dịch tiêu chảy cấp sẽ rất dễ tái xuất hiện ở các trại đã từng bị dịch bệnh.

Heo nái sau khi bệnh sẽ có miễn dịch chống lại bệnh và có thể truyền cho heo con kháng thể chống lại bệnh, vì thế không nên loại thải những nái này nếu năng suất sinh sản vẫn đạt theo yêu cầu.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Giảm năng suất sinh sản của heo nái do thiệt hại trong giai đoạn sản xuất trứng và rụng trứng - Phần 1 Giảm năng suất sinh sản… Một số cách phòng bệnh hiệu quả cho vật nuôi Một số cách phòng bệnh…