Điều Nhân Giảm Phụ Thuộc Thị Trường Trung Quốc
Chất lượng hạt điều Việt Nam được khách hàng nước ngoài thừa nhận là ngon nhất, trở thành thương hiệu mà người tiêu dùng các nước châu Âu và Mỹ ưa chuộng.
Theo Bộ Công thương, 6 tháng đầu năm cả nước XK 133.000 tấn điều nhân các loại, kim ngạch XK đạt 847 triệu USD, tăng 20,1% về lượng và tăng 22,1% về trị giá so với cùng kỳ.
Với tình hình này, Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) dự báo, cả năm 2014 có thể xuất 270.000 tấn điều nhân các loại, với kim ngạch 1,8 tỷ USD, nếu cộng thêm các mặt hàng khác, dầu vỏ hạt điều và những sản phẩm chế biến sâu thì kim ngạch XK điều cả nước khoảng 2,2 tỷ USD, con số này năm 2013 là 1,8 tỷ USD.
Do lệ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc nên những người kinh doanh các mặt hàng nông sản chủ lực đứng ngồi không yên khi cao su đang “chết đứng” vì giá thấp, trái cây và khoai mì thấp thỏm, mặt hàng gạo lại thất thường vì buôn bán tiểu ngạch, nhưng mặt hàng điều nhân lại có cơ cấu khá lý tưởng, không quá lệ thuộc vào một thị trường, đặc biệt là Trung Quốc.
Vinacas cho biết, điều nhân và các sản phẩm chế biến sâu của hạt điều đã XK đến 40 quốc gia, trong đó Mỹ là thị trường NK điều nhân lớn nhất của Việt Nam, chiếm gần 40%; các nước châu Âu gần 30%, kế đến là Trung Quốc khoảng 20%, Úc hơn 11%.
Lợi thế của mặt hàng điều là thực phẩm khô, nếu có vấn đề ở thị trường nào đó vẫn không làm ảnh hưởng lớn đến toàn ngành. Sau 30 năm XK điều nhân, các DN đã hình thành mạng lưới khách hàng rộng khắp các nước.
Trung Quốc là thị trường có tốc độ phát triển khá ấn tượng, trên dưới 10%/năm, nhưng nếu xét về thị phần lại có xu hướng giảm dần. Năm 2000 Trung Quốc nhập khoảng 11.000 tấn điều nhân, chiếm 32,6% tổng lượng điều XK của Việt Nam; năm 2013 lên đến trên 52.000 tấn, nhưng thị phần giảm xuống còn 20%. 6 tháng đầu năm 2014, cũng ở con số này.
Theo nhận định của Vinacas, có thể thời gian tới tỷ lệ này sẽ dao động trên dưới 20%. Một điều có thể nhận thấy, lúc mới khởi nghiệp, với các DN Việt Nam thì Trung Quốc là thị trường để DN tìm đến vì là nước giáp với Việt Nam ở phía Bắc nên việc vận chuyển khá dễ dàng, chỉ sau 1 tuần hàng đã đến Trung Quốc và khách hàng khá dễ dàng chấp nhận nên những mã hàng các nước phát triển “chê” thường được bán sang Trung Quốc.
Những DN từng buôn bán điều nhân lâu năm lại tìm cách thoát ra khỏi thị trường này, điển hình như Cty Cổ phần Nhật Huy.
Phía Cty cho biết, từ năm 1998 đến năm 2005 gần như 100% hàng bán qua Trung Quốc, nhưng sau đó giảm dần, từ năm 2010 đến nay chỉ còn 5%, trong khi 75% là XK sang Mỹ và các nước châu Âu, còn lại là Nhật Bản, Úc và các nước khác.
Lý do mà Cty chủ động chuyển hướng là do cách làm ăn của DN Trung Quốc chưa có kế hoạch cụ thể, không có tiêu chuẩn cụ thể mà theo cảm quan nên khó chuẩn xác. Khi cần hàng thì mua ồ ạt, nhưng cũng ngưng mua đột ngột nếu hàng bán chậm; Nhà nước Trung Quốc điều chỉnh thuế biên mậu liên tục… Trong khi giao dịch với DN các nước phát triển Âu Mỹ thì buôn bán kỳ hạn rõ ràng, dễ cho việc hoạch định SX.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao