Mô hình kinh tế Dinh Dưỡng Hiệu Quả Cho Mè Trồng Thay Lúa
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Dinh Dưỡng Hiệu Quả Cho Mè Trồng Thay Lúa

Ngày đăng 22/04/2014

Dinh Dưỡng Hiệu Quả Cho Mè Trồng Thay Lúa

Ở vùng ĐBSCL,vừng (mè) thường trồng trong vụ xuân hè, hoặc hè thu thay cây lúa giúp cải tạo đất và cắt nguồn sâu bệnh duy trì trên lúa.

Trong việc luân canh lúa - màu, mè tỏ ra có triển vọng hơn do đặc tính chịu hạn, dễ chăm sóc, ít sâu bệnh, thời gian sinh trưởng ngắn, chi phí đầu tư thấp nhưng lợi nhuận cao hơn làm lúa và có thị trường tiêu thụ ổn định.

Sau khi thu hoạch lúa đông xuân, dọn sạch cỏ bờ bao và tiến hành xới đất (nếu có làm đất). Đất cần xới 2 lượt sao cho cục đất nhỏ phù hợp trồng mè. Tuy nhiên hiện nay khuyến cáo không làm đất để hạn chế chi phí nhưng phải chú ý quản lý cỏ dại. Cho nước vào ruộng ướt đất đến khi ẩm độ đất đạt 70 - 80% thì tháo nước ra và tiến hành sạ mè.

Mè có hệ thống rễ rộng nên nó có thể hấp thu dinh dưỡng di động sâu trong đất. Chính vì thế nếu cung cấp đủ nước và dinh dưỡng có sẵn cho nhu cầu cây mè, nó sẽ cho năng suất cao. Sự có sẵn dinh dưỡng có nghĩa là đáp ứng đúng thời điểm, địa điểm và dạng phân mà cây mè có thể hấp thụ được.

Nhu cầu phân bón của cây mè ít hơn các cây trồng khác nhưng chú ý bón cân đối đạm- lân- kali. Nghiên cứu của FAO tại châu Phi cho thấy năng suất mè đạt cao nhất khi bón 75kg N + 45kg P2O5 + 22,5kg K2O/ha.

Trong điều kiện ở ĐBSCL, khuyến cáo liều lượng phân nguyên chất/ha như sau: N: 60 - 80kg, P2O5: 60kg, K2O: 30 - 40kg. Tương ứng với: 130 – 180kg urea, 350 – 370kg super lân và 50 - 60kg KCl. Có thể sử dụng phân đơn hoặc hỗn hợp nhưng cần tính đủ lượng nguyên chất theo công thức trên.

Thời gian và cách bón: Bón lót 50kg urea + 350kg lân + 20kg kali. Bón thúc lần 1 (15 - 20 ngày sau sạ) 50kg urea. Thúc lần 2 (40 - 45 ngày sau sạ) 50kg urea + 30kg kali. Trường hợp không bón lót thì chia lượng phân ra bón 3 lần: 7 ngày sau sạ; 15 - 20 ngày sau sạ, và 40 -45 ngày sau sạ. Bón kết hợp tưới nước để tránh mất phân bón.

Để bón phân đạm được hiệu quả, có thể áp dụng một số loại phân phóng thích chậm và nên bón sớm một lần để tránh tăng trưởng thực vật quá mức.

Ngoài ra cũng nên chú ý một số biện pháp như bón theo hàng trong điều kiện gieo bằng máy theo hàng rộng; tưới (bón lót) theo băng phân dạng lỏng; bón lót hay thúc dưới bề mặt đất và không để phân tiếp xúc trức tiếp với hạt hoặc cây con. Nên bón phân sau khi cây mọc mầm với dạng phân khô hoặc phân bón lỏng áp dụng qua các vòi phun hoặc tưới phân đạm thông qua hệ thống trục xoay trung tâm (pivot).


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Nghiên Cứu, Sản Xuất Giống Cá Heo Nghiên Cứu, Sản Xuất Giống… Trồng Dưa Lưới Dễ Bán Trồng Dưa Lưới Dễ Bán