Mô hình kinh tế Đức Cơ (Gia Lai) tập trung tái canh cây cà phê
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Đức Cơ (Gia Lai) tập trung tái canh cây cà phê

Ngày đăng 13/05/2015

Đức Cơ (Gia Lai) tập trung tái canh cây cà phê

Cây cà phê là cây trồng thế mạnh của huyện Đức Cơ, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn. Tuy nhiên, với việc người dân chưa nắm bắt được các quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn nên hiệu quả mang lại chưa cao. Đặc biệt, đa phần diện tích cà phê người dân khai thác nhiều năm đã trở nên già cỗi, năng suất, sản lượng giảm mạnh. Qua khảo sát, kiểm tra của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, toàn huyện có khoảng 300 ha cà phê cho năng suất kém cần được tái canh.

Theo ông Nguyễn Quốc Tư - Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đức Cơ: Để khuyến khích người dân đẩy nhanh tái canh diện tích cà phê già cỗi, kém chất lượng, cho năng suất thấp, từ nguồn vốn sự nghiệp nông nghiệp huyện, hàng năm Phòng đã triển khai chính sách trợ giá giống cà phê có năng suất cao cho người dân tái canh.

Cụ thể, mỗi cây cà phê giống, người dân được huyện trợ giá 3 ngàn đồng, phần chênh lệch còn lại so với giá thị trường do người dân trả. Cùng với đó, người dân được tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc cà phê theo quy trình tái canh của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Đến nay, số diện tích cà phê tái canh mới là 68 ha, dự kiến trong năm 2015, huyện hỗ trợ khoảng 180 triệu đồng trợ giá tái canh thêm khoảng 60 ha.

Hiện Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện đang tiến hành khảo sát, lập danh sách các hộ thực hiện tái canh (ưu tiên cho đồng bào dân tộc thiểu số) và sẽ tiến hành cấp giống cho người dân trồng vào khoảng trung tuần tháng 7.

Ngoài ra, để giúp người dân nắm vững quy trình tái canh cà phê cũng như nâng cao hiểu biết về khoa học kỹ thuật trong canh tác, góp phần tăng hiệu quả kinh tế đối với loại cây trồng này, năm 2015, Trạm Khuyến nông huyện đã dành gần 160 triệu đồng để tiếp tục triển khai nhân rộng 2 mô hình trong năm 2014 là mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tái canh trên cây cà phê với quy mô 3 ha và mô hình ICM trên cây cà phê với diện tích 8 ha cho người dân trên địa bàn các xã, thị trấn.

Hướng tới mục tiêu đến năm 2020 nâng tổng diện tích cà phê trên toàn huyện đạt 6.000 ha, năng suất, sản lượng cà phê tăng dần qua các năm, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững, thời gian tới, ngành Nông nghiệp huyện tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ người dân tái canh mới đối với diện tích cà phê bị già cỗi, kém chất lượng cũng như hỗ trợ kỹ thuật nhằm cải tạo lại diện tích cà phê cho năng suất kém do quy trình canh tác lạc hậu-ông Nguyễn Quốc Tư cho biết thêm.

Toàn huyện Đức Cơ hiện có 5.200 ha diện tích cà phê, trong đó diện tích cà phê kinh doanh khoảng 4.924 ha với năng suất bình quân đạt 27,5 tạ/ha; tổng sản lượng bình quân hàng năm trên toàn huyện đạt khoảng hơn 13 ngàn tấn.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Củ cải trắng Vĩnh Châu Củ cải trắng Vĩnh Châu Sáng tạo diệt chuột vùng biên Sáng tạo diệt chuột vùng…