Mô hình kinh tế Góp Phần Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế, Cơ Cấu Lao Động
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Góp Phần Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế, Cơ Cấu Lao Động

Ngày đăng 02/05/2014

Góp Phần Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế, Cơ Cấu Lao Động

Sau 4 năm triển khai thực hiện Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) đến năm 2020”, toàn tỉnh có 20.638 lao động được đào tạo nghề. Kết quả khảo sát thực tế cho thấy, trên 71% lao động sau học nghề có việc làm, tăng thu nhập. Đây là nỗ lực không nhỏ trong công tác đào tạo nghề, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trên địa bàn.

Chúng tôi trở lại Ẳng Cang - xã được huyện Mường Ảng chọn thực hiện thí điểm đầu tiên mô hình dạy nghề kỹ thuật trồng bảo quản, chăm sóc cà phê. Nhiều ngôi nhà sàn mái ngói đỏ tươi khang trang bên vườn cà phê xanh mướt.

Anh Lò Văn Chiến, Chủ tịch UBND xã Ẳng Cang phấn khởi cho biết: Hơn 30 LĐNT tham gia lớp đào tạo nghề kỹ thuật trồng, bảo quản, chăm sóc cà phê năm 2010 hầu hết đều phát huy được kiến thức đã học ứng dụng vào sản xuất. Nhờ thế mà cuộc sống bớt phần khó khăn, không ít hộ vươn lên khấm khá.

Nắm chắc kiến thức, kỹ năng được học từ lớp đào tạo nghề, chị Lò Thị Mây, bản Co Sản (xã Ẳng Cang) vay vốn chi nhánh Ngân hàng Chính sách - Xã hội huyện Mường Ảng chuyển đổi hơn 1ha vườn đồi sang trồng cà phê.

Chăm sóc đúng kỹ thuật nên sau gần 4 năm trồng, vườn cà phê phát triển ổn định, không mắc bệnh và đã bắt đầu bói quả. Theo tính toán của chị Mây, khi cà phê bước vào giai đoạn kinh doanh ổn định sẽ cho thu nhập từ 40 - 60 triệu đồng/ha/năm và đó sẽ là nguồn thu nhập chính của gia đình trong thời gian tới.

Trên cơ sở các mô hình đào tạo nghề được thực hiện tại các huyện điểm, xã điểm, các sở, ngành phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức nhân rộng các mô hình dạy nghề hiệu quả.

Nhiều mô hình nông nghiệp (kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo quản cà phê; kỹ thuật chăn nuôi gà đồi; kỹ thuật trồng rừng…) và phi nông nghiệp (kỹ thuật hàn) được nhân rộng và được đánh giá có hiệu quả. Sau đào tạo, tỷ lệ lao động có việc làm đạt trên 76%.

Đối với LĐNT sau khi học các nghề nông nghiệp đã nắm chắc kiến thức, kỹ năng mới, tiến bộ KHKT ứng dụng vào sản xuất, góp phần tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống. Đến nay, toàn tỉnh có 1.371 hộ nghèo có người tham gia học nghề đã thoát nghèo; 1.246 hộ có người tham gia học nghề trở thành hộ khá; 2.786 LĐNT sau khi học nghề đã chuyển sang làm các nghề phi nông nghiệp.

Tỷ lệ lao động sau học nghề có việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm 65,27%; công nghiệp – xây dựng chiếm 21,2% và 13,35% trong khu vực dịch vụ.

Ông Trần Thanh Nghị, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết: Sau 4 năm thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho LĐNT, đến năm 2020 với các chính sách, giải pháp triển khai thực hiện đồng bộ, đúng định hướng, Đề án đã tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và người dân về vai trò của dạy nghề cho LĐNT đối với phát triển nguồn nhân lực nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống, xây dựng nông thôn mới.

Để công tác đào tạo nghề cho LĐNT đem lại hiệu quả, phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của học viên, hàng năm, tỉnh đã chỉ đạo các địa phương phối hợp với các sở, ngành chức năng tiến hành khảo sát, bổ sung danh mục nghề đào tạo theo nhu cầu học nghề thực tế của người lao động; nhu cầu sử dụng lao động của xã hội, doanh nghiệp và năng lực đào tạo của các cơ sở dạy nghề.

Qua đó đã xác định nhu cầu sát thực để xây dựng kế hoạch đào tạo nghề phù hợp với từng địa phương. Đến nay, có 24 nghề được đưa vào đào tạo cho LĐNT (trong đó, 7 nghề phi nông nghiệp). Quy trình tổ chức dạy nghề cho LĐNT rất bài bản, đem lại hiệu quả theo mục tiêu của Đề án. Công tác hỗ trợ, tạo điều kiện cho người lao động sau học nghề tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi được chú trọng đã giúp lao động có tay nghề và vốn đầu tư sản xuất kinh doanh, phát huy hiệu quả sau đào tạo.

Nhờ đó mà một số mục tiêu chủ yếu của Đề án trong giai đoạn 2010 – 2013 cơ bản được đáp ứng, góp phần nâng tỷ lệ lao động được đào tạo nghề đạt 20,21%, tăng 10,11% so với năm 2009 và đạt trên 92% mục tiêu của Đề án.

Chia sẻ kinh nghiệm về công tác tổ chức thực hiện Đề án, ông Trần Thanh Nghị cho rằng: Qua triển khai thực tiễn cho thấy những địa phương nào có sự chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền; huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị, phân công rõ trách nhiệm giữa các cơ quan và có sự phối hợp chặt chẽ trong quá trình thực hiện thì Đề án được triển khai nhanh, hiệu quả.

Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề, hướng nghiệp phải đi trước một bước; cán bộ tuyên truyền cần phải hiểu chính sách, nắm chắc thông tin về đào tạo nghề và khả năng giải quyết việc làm sau học nghề để thông tin đầy đủ, kịp thời cho LĐNT.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Làm Giàu Trên Vùng Đất Khó Làm Giàu Trên Vùng Đất… Nuôi Gà Chọi Lai Diện Tích Nhỏ, Thu Nhập Lớn Nuôi Gà Chọi Lai Diện…