Tôm thẻ chân trắng Hướng dẫn biện pháp chăm sóc tôm nuôi trong giai đoạn chuyển mùa
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Hướng dẫn biện pháp chăm sóc tôm nuôi trong giai đoạn chuyển mùa

Ngày đăng 01/06/2015

Hướng dẫn biện pháp chăm sóc tôm nuôi trong giai đoạn chuyển mùa

Theo nhận định của Trung tâm khí tượng Thủy văn tỉnh Bạc Liêu trong năm 2014 trên địa bàn tỉnh thời gian chuyển mùa kéo dài khoảng 15 - 20 ngày, bắt đầu trong 10 ngày cuối tháng 4/2014 trở đi đến cuối tuần 1 của tháng 5/2014; bắt đầu mùa mưa trong 10 ngày giữa tháng 5/2014, riêng khu vực phía Bắc tỉnh có thể bắt đầu sớm hơn 5 - 7 ngày.

Nhìn chung mùa mưa năm 2014 trong toàn tỉnh bắt đầu muộn hơn trung bình nhiều năm khoảng 10 - 15 ngày. Kết thúc mùa mưa vào cuối tháng 11/2014 (muộn hơn trung bình nhiều năm). Để giảm thiểu rủi ro do ảnh hưởng của thời tiết xảy ra trong thời gian tới, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bạc Liêu khuyến cáo các biện pháp kỹ thuật quản lý tôm nuôi trong giai đoạn chuyển mùa như sau:

1. Đối với tôm nuôi thâm canh - bán thâm canh (TC-BTC)

Trước khi xuất hiện các cơn mưa cần tiến hành rải vôi xung quanh bờ bao để hạn chế tình trạng rửa trôi phèn xuống ao nuôi làm ảnh hưởng đến sức khỏe tôm nuôi.

Sau các cơn mưa cần tiến hành kiểm tra ngay các thông số môi trường nuôi như pH, kiềm, độ mặn, độ trong, hàm lượng oxy trong ao nuôi và kiểm tra trực tiếp trên tôm nuôi để phát hiện các yếu tố bất thường từ đó có biện pháp xử lý, điều chỉnh hợp lý, kịp thời.

Cần tháo bớt tầng nước mặt đồng thời khởi động hệ thống quạt trong ao nuôi để hạn chế hiện tượng phân tầng nước và tăng hàm lượng oxy trong ao. Bón vôi CaCO3 liều lượng 10 - 15 kg/1.000 m3 nước để ổn định môi trường nuôi.

Bổ sung vitamin, khoáng vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho tôm nuôi. Đối với những ao nuôi đã cải tạo chuẩn bị thả giống, khuyến cáo không nên thả vào thời điểm mưa dầm hoặc trước khi các cơn mưa xảy ra.

* Lưu ý: Tại thời điểm chuyển mùa, thời tiết thường có những biến động lớn. Vì vậy, cần theo dõi chặt chẽ để điều chỉnh thức ăn cho phù hợp, tránh hiện tượng cho ăn thừa gây lãng phí và ô nhiễm môi trường ao nuôi.

2. Đối với tôm nuôi Quảng canh cải tiến (QCCT) và Quảng canh cải tiến kết hợp (QCCT - KH):

Trước và sau các cơn mưa cần tiến hành các biện pháp như đã đề cập đối với hình thức nuôi TC - BTC. Tuy nhiên cần lưu ý:

Đối với vùng Bắc Quốc lộ 1A, do chịu ảnh hưởng của lịch điều tiết nước nên cần theo dõi chặt chẽ môi trường nước trên các kênh rạch để có kế hoạch cấp nước bổ sung vào ao nuôi. Lưu ý không nên cấp nước ngay sau mưa vì hàm lượng phù sa và chất lơ lửng trong nước trên hệ thống các kênh rạch khá cao, chất lượng nước không đảm bảo.

Chọn các con nước triều cường và chất lượng đảm bảo mới cấp vào ao nuôi, mỗi lần cấp không quá 10% lượng nước trong ao. Sau khi cấp nước cũng tiến hành hòa vôi CaCO3 vào nước tạt xuống ao nuôi, liều lượng 10 - 15 kg/1.000 m3 nước để ổn định môi trường.

Tags: cham soc tom nuoi, nuoi tom, thuy san


Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Hướng dẫn nuôi tôm nước lợ tại các tỉnh phí Nam Hướng dẫn nuôi tôm nước… Chính sách tín dụng cho người nuôi tôm, cá tra Chính sách tín dụng cho…