Mô hình kinh tế Không còn lo đi cõng nước, buôn làng hết dịch bệnh
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Không còn lo đi cõng nước, buôn làng hết dịch bệnh

Ngày đăng 10/10/2015

Không còn lo đi cõng nước, buôn làng hết dịch bệnh

Không còn lo đi cõng nước

Khác với mấy năm trước, hiện gia đình chị Ma Khoan ở buôn Ka Đô Mới 1, xã Ka Đô, huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) không còn phải lo lắng về nguồn nước sinh hoạt và công trình vệ sinh môi trường…

Mở nhẹ van, vòi nước trắng xóa đổ ào ào ra chậu, chị Ma Khoan phấn khởi cho biết:

Chỉ cách đây mấy năm, nước sạch phục vụ sinh hoạt vào mùa khô là một thứ xa xỉ.

Gia đình chị cũng như gần 100 hộ trong buôn phải đi gánh nước ở một con suối cách nhà tới hơn nửa cây số.

Năm nào mùa khô hạn hán kéo dài, việc đi cả cây số để gùi từng thùng nước về dùng là chuyện cực nhọc.

Bởi vậy khi hay tin Ngân hàng CSXH Lâm Đồng cho vay vốn ưu đãi để xây dựng công trình nước sạch và vệ sinh, gia đình chị đề đạt nhu cầu và được vay 8 triệu đồng.

Với số tiền trên, hơn một nửa chị Khoan dành để đào giếng, phần còn lại xây nhà vệ sinh, nhà tắm… Khi được hỏi trước đây khi chưa có nhà vệ sinh thì sinh hoạt ra sao, Ma Khoan tủm tỉm cười thẹn thùng:

“Thì cứ ra vườn thôi, ban ngày thì chạy lên đồi… Bây giờ nghĩ lại thấy mất vệ sinh quá!”.

 

Cán bộ Ngân hàng CSXH Lâm Đồng xác minh công trình nước sạch và vệ sinh của hộ chị Ma Khoan (xã Ka Đô, huyện Đơn Dương).

Cũng ở xã Ka Đô, gia đình chị Ma Hiên cũng vừa được Ngân hàng CSXH Lâm Đồng cho vay 16 triệu đồng để xây dựng 2 công trình nước sạch và vệ sinh. Ma Hiên chia sẻ:

“Trước đây gia đình mình cũng ít khi quan tâm đến vấn đề nước sạch vì theo tập quán, nước sinh hoạt bà con vẫn được lấy từ cái hồ trước nhà.

Dù gia đình mình có tới 6 người nhưng không có nhà vệ sinh, việc đi đại tiện bừa bãi gặp đâu hay đó”…

Cách đây ít tháng, cả nhà chị Hiên bị đau bụng đi ngoài, cán bộ y tế xác định nguồn nước gia đình sử dụng chính là thủ phạm.

Lúc ấy chị mới hiểu việc đi đại tiện bừa bãi không những ô nhiễm môi trường mà còn phát sinh mầm bệnh.

Chính vì vậy, chị đã quyết định vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng CSXH để xây dựng công trình nước sạch và nhà vệ sinh.

Tạo điều kiện tối đa cho người dân

"Từ nguồn vốn chính sách tín dụng này, tỷ lệ hộ dân ở nông thôn của Lâm Đồng được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh  hiện đã tăng lên 81,2%; tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 58,4%...”.
Bà Nguyễn Thị Huệ

Tỉnh Lâm Đồng có trên 1,2 triệu dân nhưng hiện số hộ nghèo còn chiếm tỷ lệ 4,13% - trong đó hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm tới 10,76%. Đối với người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS, nước sạch và công trình vệ sinh môi trường là những nhu cầu mang tích cấp bách của đời sống nhưng trong một thời gian dài chưa được quan tâm đúng mức.

Bà Nguyễn Thị Huệ - Phó Giám đốc Ngân hàng CSXH Lâm Đồng cho biết, để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, từ năm 2008 đến nay, Ngân hàng CSXH Lâm Đồng đã cho 40.000 lượt hộ dân vay vốn với số tiền gần 350 tỷ đồng để xây dựng công trình nước sạch và vệ sinh môi trường.

Đối tượng được thụ hưởng nguồn vốn này là hộ gia đình tại các xã chưa có công trình vệ sinh và nước sạch hợp chuẩn quốc gia.

Mỗi công trình được vay 6 triệu đồng, một gia đình được vay tối đa 12 triệu đồng. Các hộ vay tiền để xây dựng công trình này không phải thế chấp tài sản, thời hạn cho vay tới 60 tháng.

Nhằm tạo điều kiện cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách được tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi nhanh chóng, Ngân hàng CSXH Lâm Đồng đã thành lập 147 điểm giao dịch xã tại 147 xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh. Hàng tháng chi nhánh đều tổ chức giao dịch tại điểm giao dịch xã theo lịch cố định, kể cả ngày nghỉ…

Bà Nguyễn Thị Huệ cho biết thêm:

“Được sử dụng nước sạch, công trình vệ sinh hợp chuẩn không những đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng dân cư mà còn góp phần nâng cao chất lượng sống của người dân nông thôn; hình thành nếp sống văn hóa, văn minh, nâng cao ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường...”. 


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
3 giảm 3 tăng hiệu quả với cây lúa SRI 3 giảm 3 tăng hiệu… Khi giáo sư Nhật cùng ngư dân Việt đánh bắt cá ngừ Khi giáo sư Nhật cùng…